Stress ở trẻ em
Cập nhật: 19/9/2012 | 11:13:58 AM
Stress (trạng thái căng thẳng) không chỉ ảnh hưởng đến việc học hành mà còn dẫn đến nhiều hành động dại dột ở trẻ.
Tại buổi trao đổi về nuôi dạy con mới đây, bác sĩ Trần Trung Nghĩa, Trường ĐH Y Dược TPHCM, kể một câu chuyện mà ông từng chứng kiến: Khi còn nhỏ, mỗi bữa bé Bi bị mẹ ép ăn một tô to với đủ thứ rau, thịt... Cứ đến giờ ăn là bé vật vã khóc. Rồi việc bị ép ăn nhiều hơn khẩu phần làm cho bé Bi bị béo phì.
Đến lúc đó, cái vòng luẩn quẩn lại diễn ra: Những bữa ăn của Bi tiếp tục đẫm nước mắt nhưng không phải vì bị bắt ép ăn nhiều mà là vì bị ba mẹ buộc phải ăn kiêng. Bác sĩ Nghĩa cho biết bé Bi bị stress... vì ăn uống!
Vô tình hại con
Không chỉ ép ăn mà ba mẹ bé Bi còn lo sợ bé bị trầy xước, té ngã nên không cho con ra ngoài chơi. Lâu dần, ngoài các nhân vật hoạt hình, Bi không quan tâm đến ai khác. “Nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến con quá mức và không đúng cách nên vô tình làm hại trẻ. Bị stress chỉ là một trong rất nhiều hậu quả tệ hại mà cha mẹ gây ra cho trẻ” - chuyên gia tâm lý Nguyễn Thu Mai nhìn nhận.
Stress là trạng thái có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi và xuất hiện nặng ở các cột mốc: đi làm, lập gia đình, có đứa con đầu tiên, đổi nhà, tiền mãn kinh, có đứa cháu đầu tiên, về hưu... Gặp những sự thay đổi, người lớn thường tiết chế được hoặc bộc lộ một cách kín đáo. Nhưng trẻ em thì không như vậy. Chúng thường thể hiện bằng cách khóc nhiều hơn.
Bé bắt đầu bỏ ăn, lớn chậm, trí não mệt mỏi. Việc này có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, làm cho trẻ khó hòa nhập. Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị stress là thu mình lại, không muốn tiếp xúc với ai, lúc nào cũng ủ rũ, không còn hào hứng với các trò chơi quen thuộc. Trẻ thờ ơ với mọi việc, học hành sa sút.
Hay như sự gắn kết quá mức của một người thân trong gia đình với trẻ cũng có thể làm cho trẻ bị hội chứng “sợ chia ly”- một dạng của stress. Trẻ sợ đi học, sợ làm việc gì đó mà khi trở về không còn gặp người thân. Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ cho biết qua kinh nghiệm làm việc, có nhiều người phụ nữ dù bị chồng hành hạ, ngược đãi nhưng cũng không muốn được giải thoát vì tuổi thơ từng bị hội chứng “nỗi lo chia ly” nên tự bắt mình phải phụ thuộc vào một ai đó.
Gia đình phải là chỗ dựa
Đỉnh điểm của stress là trẻ có ý định tự tử. Ý định này đến nhanh, kéo theo hành động đột ngột. Các chuyên gia tâm lý thống nhất nhìn nhận: Tình trạng trẻ có ý định tự tử ngày càng tăng, đôi khi vì những lý do vô cùng “lãng xẹt”. Nhiều khi trẻ tự tử vì một câu nói của cha mẹ: “Nhìn con hàng xóm thấy mà ham”. Cũng có khi vì cha mẹ mải mê làm ăn, không quan tâm đến con cái nên trẻ muốn tự tử để “đánh động, trả thù”.
Việc cha, mẹ ngoại tình hoặc có hành vi phạm tội cũng khiến trẻ thấy xấu hổ và “không muốn làm con của những người xấu xa như vậy”... Khi quyết định tự tử là trẻ cảm thấy tuyệt vọng, cuộc sống không còn gì đáng sống. Trong tình huống này, người thân phải tìm cách níu trẻ lại. Không ai khác ngoài gia đình phải là chỗ dựa để trẻ cảm thấy cuộc sống ý nghĩa và trẻ quan trọng đối với gia đình, người thân như thế nào.
Một phụ nữ kể: Bà có đứa cháu trai, khi lớn lên cháu lại thích mặc quần áo con gái, lấy tên con gái. Bà và gia đình khuyên bảo hết lời nhưng cháu vẫn không thay đổi. Gia đình cảm thấy rất mệt mỏi vì đứa cháu này. Theo bác sĩ Trần Trung Nghĩa, gia đình phải thông cảm, chia sẻ với những người con, cháu đồng tính. Nếu vấp phải sự phản ứng của người thân, họ rất dễ hành động dại dột.
Giúp trẻ nhận ra đúng, sai
Tại cuộc gặp gỡ, các thầy thuốc, chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên: Các bậc cha mẹ nên tạo cho trẻ có một khoảng cách an toàn và tự lập; không nên làm cho trẻ có thói quen gắn kết, phụ thuộc quá mức vào cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ cần tạo cơ hội cho trẻ thảo luận các vấn đề của cuộc sống; tôn trọng ý kiến của trẻ và sẵn sàng tranh luận một cách bình đẳng để giúp trẻ nhận ra được đâu là đúng, sai.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tim ở trẻ sinh non (18/9/2012)
- Những bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ (17/9/2012)
- Cải thiện và phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ em (15/9/2012)
- Những sai lầm khi cho trẻ ăn rau (14/9/2012)
- Giúp trẻ vượt qua căng thẳng đầu năm học mới (13/9/2012)
- Mẹo giảm ho cho bé khi trời lạnh (12/9/2012)
- Phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ (12/9/2012)
- Những điều cần nhớ khi trẻ con tuổi chập chững (11/9/2012)
- Giúp bé thông minh nhờ dinh dưỡng (11/9/2012)
- Ăn nhiều đồ ngọt làm trẻ không phát triển chiều cao (10/9/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều