Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên hay đau ốm. Khi bị bệnh, trẻ thường kém ăn nên được cha mẹ cho dùng men tiêu hóa để kích thích ăn ngon hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng men tiêu hóa để lại những hậu quả khôn lường cho sức khỏe của trẻ ngay từ thuở nằm nôi.
Hiện tượng khóc đêm ở trẻ không phải là hiếm gặp, đôi khi vì không thể xác định được nguyên nhân mà làm cho các bậc cha mẹ phải rất khó khăn khi dỗ dành trẻ.
Lồng ruột cấp là tình trạng một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột khác, gây nên tắc ruột cấp tính. Trường hợp phát hiện muộn sẽ rất khó điều trị, thậm chí có thể làm cho trẻ tử vong.
Dị ứng thức ăn có tỉ lệ cao ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi, vì hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao, nếu tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ phát triển thành dị ứng.
Hình ảnh những đứa trẻ cắm mắt chú ý vào màn hình smartphone hay máy tính bảng đã trở nên rất phổ biến và quen thuộc ngày nay, tuy nhiên bạn có biết cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ từ sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm, sinh lý của trẻ.
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và bố mẹ thường bị lúng túng khi trẻ gặp trường hợp này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản giúp các bậc phụ huynh xử trí khi bé bị tiêu chảy cấp. Trường hợp bé đã uống thuốc mà vẫn không đỡ, bố mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có cách điều trị cho trẻ hiệu quả hơn.
Những màng nhày có trong miệng và lưỡi chúng ta có tính thấm rất cao, chúng sẵn sàng hấp thụ vật chất để đưa vào máu. Điều này cũng có nghĩa là mỗi lần đánh răng, chúng ta vô tình dung nạp những thứ sẵn sàng gây hại cho cơ thể bất cứ lúc nào. Trẻ em có tần suất rủi ro cao hơn người lớn vì phương pháp chải răng không đúng cách và thường nuốt kem đánh răng mà không thể tự kiểm soát, đặc biệt là những loại kem đánh răng có chứa fluoride.
Chúng ta có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa và cũng có lần “dỗ nín” đứa trẻ bằng rung nựng, ru ầu ơ, thậm chí còn xốc lắc, tát dọa để răn đe khi trẻ làm nũng, chướng nghịch… Trong thơ văn, người ta thi nhau ca tụng sự đong đưa của cái nôi, cái võng… Ngược lại trong y học, các bác sĩ, điều dưỡng nhi khoa kinh nghiệm lại rất sợ và khuyến cáo không nên có các động thái rung nựng, xốc lắc này.