Bệnh chân tay, miệng và cách phòng tránh
Cập nhật: 30/3/2012 | 10:05:06 PM
Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, hiện nay bệnh chân tay, miệng đã xuất hiện ở 13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chỉ còn Cô Tô là chưa phát hiện có bệnh. Nhằm giúp bạn đọc hiểu biết về nguyên nhân, cách phòng chống để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh tay, chân, miệng gây nên, chúng tôi đã gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh về nguyên nhân gây bệnh, cách phòng và chữa trị bệnh.
Theo bác sĩ Chủ, nguyên nhân gây bệnh là do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16. Ngoài ra, một số chủng virus Coxsackie nhóm A khác (A4-A7, A9, A10) hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Trong những năm gần đây, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á xuất hiện những vụ dịch bệnh tay chân miệng do Enterovirus typ 71 gây nên. Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus typ 71 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Cần lưu ý là bệnh này không có liên quan gì đến bệnh lở mồm long móng ở gia súc, một bệnh gây ra bởi Aphthovirus. Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như chốc, thuỷ đậu, dị ứng,... dẫn đến điều trị sai lầm. Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết của mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, hoặc qua đường phân - miệng. Khả năng lây truyền cao nhất trong vòng 1 tuần đầu kể từ khi mắc bệnh, tuy nhiên người ta thấy virus vẫn được đào thải qua phân nhiều tuần sau đó, virus tồn tại trong nước, đất, rau. Người cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus, tuy nhiên đối tượng bị mắc bệnh nhiều nhất là trẻ em.
Biểu hiện đầu tiên khi đứa trẻ bị bệnh thường sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, chảy nước miếng nhiều, nổi ban có bóng nước. Nếu thấy trẻ sốt cao, ói nhiều, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Những chấm đỏ xuất hiện từ 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành bóng nước và vỡ ra thành vết loét. Những bóng nước thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Bóng nước cũng xuất hiện ở da mà thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, còn ở mông và gối thì ít hơn. Bóng nước hoàn toàn khác với thuỷ đậu, thuỷ đậu thì có ở khắp nơi trên cơ thể.
Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết bóng nước, chất dịch tiết đường hô hấp. Bệnh tay chân miệng thường xảy ra thành dịch do bệnh dễ lây lan, thường gặp nhất là trong nhà trẻ, các trường mẫu giáo, các nơi chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bệnh cũng lây qua tiếp xúc gián tiếp từ các bề mặt bị nhiễm virus như đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, ly chén, nắm tay… do người nuôi giữ trẻ vệ sinh không đúng cách, trẻ sử dụng chung đồ chơi hay do môi trường bị nhiễm bẩn. Cũng có dạng lây khác qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống nhiễm virus nhưng dạng này không phổ biến. Cách chăm sóc và phòng ngừa khi trẻ bị bệnh là nếu trẻ bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol. Cần tìm hiểu xem môi trường lân cận có ai mắc bệnh không, cách ly trẻ bệnh trong khoảng 7 ngày. Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm, vệ sinh răng miệng, thân thể, tránh không làm bể các bóng nước để tránh nhiễm trùng. Khi thấy trẻ có dấu hiệu: Trẻ khó ngủ quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao các chi run và co giật, nôn ói nhiều thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. Đến nay vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị bệnh. Chủ yếu là các biện pháp điều trị triệu chứng để hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước, sau khi nấu ăn, sau khi đi tiêu và sau mỗi lần thay tã cho trẻ. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi có thể nhiễm virus bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng chloramin B 5%. Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh và áp dụng một số biện pháp hạn chế bệnh lây truyền theo đường phân, miệng khác như ăn chín, uống chín. Cách ly trẻ bị bệnh trong vài ngày đầu mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm.
Biểu hiện đầu tiên khi đứa trẻ bị bệnh thường sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, chảy nước miếng nhiều, nổi ban có bóng nước. Nếu thấy trẻ sốt cao, ói nhiều, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Những chấm đỏ xuất hiện từ 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành bóng nước và vỡ ra thành vết loét. Những bóng nước thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Bóng nước cũng xuất hiện ở da mà thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, còn ở mông và gối thì ít hơn. Bóng nước hoàn toàn khác với thuỷ đậu, thuỷ đậu thì có ở khắp nơi trên cơ thể.
Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết bóng nước, chất dịch tiết đường hô hấp. Bệnh tay chân miệng thường xảy ra thành dịch do bệnh dễ lây lan, thường gặp nhất là trong nhà trẻ, các trường mẫu giáo, các nơi chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bệnh cũng lây qua tiếp xúc gián tiếp từ các bề mặt bị nhiễm virus như đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, ly chén, nắm tay… do người nuôi giữ trẻ vệ sinh không đúng cách, trẻ sử dụng chung đồ chơi hay do môi trường bị nhiễm bẩn. Cũng có dạng lây khác qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống nhiễm virus nhưng dạng này không phổ biến. Cách chăm sóc và phòng ngừa khi trẻ bị bệnh là nếu trẻ bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol. Cần tìm hiểu xem môi trường lân cận có ai mắc bệnh không, cách ly trẻ bệnh trong khoảng 7 ngày. Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm, vệ sinh răng miệng, thân thể, tránh không làm bể các bóng nước để tránh nhiễm trùng. Khi thấy trẻ có dấu hiệu: Trẻ khó ngủ quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao các chi run và co giật, nôn ói nhiều thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. Đến nay vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị bệnh. Chủ yếu là các biện pháp điều trị triệu chứng để hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước, sau khi nấu ăn, sau khi đi tiêu và sau mỗi lần thay tã cho trẻ. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi có thể nhiễm virus bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng chloramin B 5%. Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh và áp dụng một số biện pháp hạn chế bệnh lây truyền theo đường phân, miệng khác như ăn chín, uống chín. Cách ly trẻ bị bệnh trong vài ngày đầu mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Ngày càng nhiều người lớn mắc bệnh của trẻ nhỏ (28/3/2012)
- Phòng chống bệnh lao: Lo nhiều hơn mừng? (27/3/2012)
- Bộ trưởng Y tế: Sau năm 2015 bệnh viện mới hết quá tải (27/3/2012)
- Loài người đang mất dần kho ’vũ khí’ chữa bệnh (22/3/2012)
- Công tác y tế lao động: Doanh nghiệp chưa mặn mà (22/3/2012)
- Năm 2014 sẽ bỏ bảo hiểm y tế tự nguyện (21/3/2012)
- Bước ngoặt trong điều trị cúm A/H5N1 (17/3/2012)
- Giám sát độc lập để chống lạm dụng xét nghiệm (17/3/2012)
- Quảng Nam: Công bố hết dịch cúm A/H5N1 (16/3/2012)
- Dịch tay chân miệng ở VN ’nóng’ thứ tư tại châu Á (15/3/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều