Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Không nên chủ quan với cúm A H1N1

Cập nhật: 7/6/2013 | 8:00:45 AM

Theo Bộ Y tế trong 3 tháng đầu năm 2013 có trên 300 000 người nhiễm cúm, trong đó phân tuýp cúm A/H1N1 chiếm 46% và đã có 3 trường hợp tử vong

      Báo Sài gòn giải phóng đưa tin tại thành phố HCM từ 3 đến 5.6 năm 2013 đã có 2 trường hợp tử vong tại bệnh viện Chợ Rẫy, hai bệnh nhân  nhiễm cúm A/H1N1 trong đó một bệnh nhân nam 61 tuổi, ngụ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp theo lời kể của người nhà, cách một tuần bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho có đờm, kèm đau họng và tự mua thuốc ở gần nhà uống nhưng bệnh vẫn không bớt. Đến khi bệnh trở nặng, gia đình mới đưa  đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm chủng cúm nguy hiểm với các triệu chứng kịch phát như: suy hô hấp, viêm phổi nặng, hai phổi đều bị thâm nhiễm; các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân khẩn cấp lên Bệnh viện Chợ Rẫy. ngay khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp nhanh hơn nên các bác sĩ đã tiến hành cách ly, hỗ trợ thở máy và xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) để tìm chủng virus gây bệnh. Kết quả PCR tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TPHCM cho thấy, bệnh nhân mắc chủng cúm A/H1N1. Đến 6 giờ ngày 3.6, bệnh nhân  tử vong.  Bệnh nhân thứ hai là nữ 24 tuổi quê ở Kon Tum đã tử vong do mắc cúm A/H1N1. bệnh nhân nhập viện ngày 1-6 trong tình trạng nguy kịch, được xét nghiệm bệnh phẩm và dương tính với virus cúm A/H1N1 nên phải cho thở máy. Tuy nhiên, tình trạng viêm phổi nặng đã khiến bệnh nhân tử vong ngày 5.6 tại bệnh viện Chợ Rẫy,  trước đó ngày 1.6 năm 2013 tại Hà Giang cũng đã có 1 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1.

     Tại Quảng Ninh từ tháng 3 đến nay đã có 161 trường hợp nhiễm cúm trong đó có 23 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 không có trường hợp tử vong.


Đ/c Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng, chống dịch bệnh trên người tỉnh kiểm tra công tác triển khai phòng, chống dịch cúm A 

       Cúm A/H1N1 hiện lưu hành như một cúm mùa thông thường nhưng người dân không nên chủ quan, cúm A/H1N1 nguy hiểm hơn vì rễ lây từ người sang người, đa phần các ca nhiễm cúm là nhẹ, tự khỏi nhưng vẫn có tỷ lệ tử vong nhất định, nguy cơ tử vong cao hơn ở người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người mắc bệnh mãn tính.

       Trước tình hình này, người dân cần chủ động phòng chống cúm nếu người bệnh có các triệu chứng cúm, như ho, hắt hơi, sổ mũi nên chủ động đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi và đến các cơ sở Y tế để được hướng dẫn, điều trị kịp thời, hạn chế lây lan cho người thân và cộng đồng.

      Để phòng bệnh người dân nên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, súc miệng hàng ngày bắng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng, nên tiêm phòng vác xin hàng năm để ngăn ngừa nhiễm vi rút cúm, các hộ gia đình, các công sở, doanh nghiệp, càn thường xuyên vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các  hóa chất sát khuẩn thông thường, đặc biệt phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính ( bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng..) người già và trẻ em rễ xảy ra biến chứng nặng khi bị nhiễm cúm A/H1N1 do vậy khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đến các cơ sở Y tế  để được tư vấn , điều trị kịp thời tránh tử vong.

(Nguồn: BS Nguyễn Văn Hợp - Trưởng khoa KSCBTN&VX)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014