Ngủ sai giờ sinh học có thể mắc bệnh tiểu đường, tim mạch
Cập nhật: 23/4/2013 | 4:21:01 PM
Việc ngủ nghỉ không đúng giờ sinh học có thể dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với cơ thể như: chứng đột quỵ, bệnh tiểu đường, các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, viêm loét dạ dày, rối loạn nội tiết…
Gây rối loạn nhịp đồng hồ sinh học của cơ thể
Việc ngủ nghỉ không đúng giờ sinh học sẽ vô tình phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Nó không chỉ khiến thời gian ngủ nghỉ của các bạn bị rối loạn mà còn làm cho các hoạt động nội tiết của cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tình trạng đồng hồ sinh học bị rối loạn kéo dài chính là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, thường xuyên mệt mỏi, giảm sức đề kháng… Điều này có thể gây tác động xấu đến các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đó!
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi
Việc ngủ sai giờ sinh học có thể khiến bạn ngủ không sâu, ngủ ít hơn hoặc thời gian ngủ kéo dài hơn. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu năng lượng, cơ bắp không được thư giãn. Không chỉ thế, nó còn khiến máu chậm lưu thông, gây ra tình trạng mệt mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu, chân tay đau nhức...
Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Ngủ nghỉ không đúng giờ giấc hay thời gian ngủ thất thường sẽ kéo theo việc ăn uống bị rối loạn. Thời gian các bữa ăn của bạn có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với thường lệ.
Điều này có thể khiến cho đường tiêu hóa bị co thắt, gây rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, dẫn đến các căn bệnh về dạ dày, bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, nó cũng có thể khiến bạn mắc phải các triệu chứng như chán ăn, khó tiêu…
Giảm sút trí nhớ
Thay đổi thói quen ngủ nghỉ so với đồng hồ sinh học thông thường chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng hormone và chứng đau đầu. Không chỉ thế, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ, làm giảm sút trí nhớ, giảm trí thông minh ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em.
Bên cạnh đó, việc ngủ sai giờ sinh học còn có thể gây ra tình trạng đau thắt ngực, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các căn bệnh như bệnh tim mạch vành, đau tim và đột quỵ đó!
Nguy cơ mắc đủ loại bệnh tật
Theo phân tích của các chuyên gia, ngủ nghỉ thất thường so với đồng hồ sinh học khiến hoạt động nội tiết của cơ thể bị rối loạn nghiêm trọng. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với cơ thể như: chứng đột quỵ, bệnh tiểu đường, các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, viêm loét dạ dày, rối loạn nội tiết…
Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Vì thế, các bạn nên sắp xếp các hoạt động hàng ngày một cách hợp lý để có được giấc ngủ đầy đủ, đúng với nhịp sinh học của cơ thể nhé!
Mẹo nhỏ giúp duy trì đồng hồ sinh học
- Duy trì thời gian hoạt động và nghỉ ngơi, kể cả vào cuối tuần hay các ngày nghỉ. Ngoài ra, các bạn cũng không nên thức quá muộn nhé!
- Khi ngủ, bạn nên chọn một không gian yên tĩnh, thoải mái để có được giấc ngủ sâu.
- Trước khi đi ngủ, chúng mình có thể tắm nước ấm để giúp cơ thể thư giãn và có được giấc ngủ ngon hơn.
- Để tránh tình trạng nằm “ườn” trên giường vào mỗi buổi sáng, các bạn có thể uống một ly nước ấm. Nó không chỉ giúp chúng mình tỉnh ngủ hơn, mà điều này còn rất tốt cho sức khỏe nữa đó!
(Nguồn: bacsi.com)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả (15/4/2013)
- Lối sống thay đổi, gia tăng bệnh đái tháo đường (10/4/2013)
- Trầm cảm và đái tháo đường (9/4/2013)
- Vitamin D làm giảm nguy cơ tiểu đường ở trẻ béo phì (4/4/2013)
- Biến chứng xương khớp ở bệnh nhân đái tháo đường (1/4/2013)
- Giày cho người bệnh đái tháo đường (1/4/2013)
- Những người nên đi xét nghiệm tiểu đường (29/3/2013)
- Trẻ dễ bị tiểu đường nếu cho ăn sớm (26/3/2013)
- Thức uống cho bệnh nhân tiểu đường (25/3/2013)
- Răng có liên quan tới bệnh tim và tiểu đường (24/3/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều