Những công trình nghiên cứu có giá trị đều chứng minh tiên lượng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), kể cả týp 1 và týp 2 đã được cải thiện là nhờ những can thiệp đa yếu tố. Kết quả sẽ càng cao nếu những tổn thương được phát hiện sớm, được điều trị đúng và kịp thời. Ngày nay, người ta đặc biệt coi trọng việc điều trị dự phòng biến chứng cho người đã mắc bệnh.
Bên cạnh tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đến suy dinh dưỡng, thai sản, bệnh nhiễm trùng đang giảm rõ rệt thì tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đến các bệnh mạn tính không lây đang gia tăng đặc biệt là bệnh thừa cân béo phì, đái tháo đường và tiền đái tháo đường.
Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường, nhất là các bệnh nhân kiểm soát đường máu không tốt. Có khoảng 60-70% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên (bao gồm dây thần kinh vận động ở tay - chân). Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện đái tháo đường đã có gần 10% số bệnh nhân có biến chứng thần kinh.
Hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường khi được bác sĩ thông báo là cần phải điều trị bằng insulin thì đều cảm thấy lo lắng, băn khoăn về cách thức tiêm insulin. Dưới đây là một số cách giúp người bệnh cải thiện kỹ năng tiêm và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi tiêm insulin.
Rất nhiều thông tin y học cho rằng, tình trạng thiếu ngủ cả tuần không thể bù đắp bằng cách ngủ bù vào ngày nghỉ, tuy nhiên theo một nghiên cứu mới, việc ngủ bù có thể giảm phần nào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một loại thuốc mới có khả năng ngăn chặn sự tiến triển của dạng bệnh tiểu đường cấp tính trong giai đoạn đầu đã phát huy hiệu quả trong cuộc thử nghiệm.
Theo một nghiên cứu mới đây, những người đi bộ đi làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giảm 17% nguy cơ bị cao huyết áp so với những người lái xe đi làm.
Tính đến năm 2012, con số mắc tiền đái tháo đường (TĐTĐ) đã lên tới 12,8% ở người trưởng thành và cao gấp 2 lần tỷ lệ mắc đái tháo đường (ĐTĐ). Đây là một con số báo động vì theo nhiều chuyên gia TĐTĐ cũng nguy hiểm không kém ĐTĐ.
Hiện nay nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ bệnh đái tháo đường không thể xảy ra với trẻ em. Do đó khi trẻ có những triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, đồng thời bị sụt cân nhanh và các hậu quả nặng nề hơn thì các bậc phụ huynh mới tá hỏa đưa trẻ đến viện.
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường máu cùng với các rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ và các chất khoáng do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Người bệnh đái tháo đường thường phải dùng thuốc suốt đời để khống chế tăng đường huyết, vì đường huyết càng tăng cao, càng biến động thì biến chứng xuất hiện càng sớm và càng nặng...
Nhờ vào sự theo dõi đường huyết tại nhà và thông tin kịp thời cho bác sĩ điều trị, người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) của mình và hạn chế tối đa các biến chứng. Sau đây là các triệu chứng hoặc tình huống trở nặng của ĐTĐ mà người bệnh không nên bỏ qua.