Những công việc dễ gây tổn hại cho tim
Cập nhật: 3/5/2012 | 7:53:04 PM
Mặc dù hầu hết mọi người không nghĩ rằng các bệnh tim mạch có thể là rủi ro nghề nghiệp nhưng một số yếu tố như ngồi lâu, căng thẳng, giờ làm việc không cố định, hay tiếp xúc với hóa chất… có thể gây tổn hại cho tim của bạn.
Lái xe buýt
Người lái xe buýt dễ bị tăng huyết áp hơn so với người khác, có thể bởi đó là một nghề ít vận động, lại căng thẳng do đòi hỏi phải luôn cảnh giác để tránh tai nạn và giữ cho hành khách an toàn. Ngoài việc khó kiểm soát stress, người làm nghề này còn tiếp xúc nhiều với ô nhiễm. Trong một nghiên cứu, 56% các lái xe buýt ở Đài Bắc, Trung Quốc bị huyết áp cao so với 31% lao động ngành nghề khác, đồng thời họ cũng có cân nặng, chỉ số cholesterol, triglyceride trong máu và tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn.
Làm ca
Những người làm ca luân phiên như bác sĩ, y tá hay một số ngành nghề khác thường có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường type 2 cao hơn. Lý do là giờ làm ca có thể phá vỡ nhịp sinh học vốn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, huyết áp, và insulin. Nhưng lối sống cũng có thể là một nhân tố khác. Những người làm đêm thường hút thuốc nhiều hơn, trong khi thời gian ngủ ngắn có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Ngồi lâu
Những người ít vận động tại nơi làm việc có nguy cơ gặp vấn đề tim cao hơn so với những việc làm tích cực hơn. Mặc dù lý do chưa được rõ ràng, nhưng ngồi lâu có thể gây ra giảm độ nhạy cảm về insulin cũng như giảm các enzym đốt cháy chất béo. Thỉnh thoảng đứng lên và đi bộ hay làm việc đứng có thể hạn chế điều này.
Bộ phận khẩn cấp
Công việc đan xen những lúc quá rỗi rãi với hoạt động căng thẳng cao độ như đấu tranh chống tội phạm hay lực lượng cứu hỏa đều không tốt cho tim. Theo thống kê, bệnh tim mạch là nguyên nhân chiếm khoảng 22% các ca tử vong ở người làm cảnh sát và 45% những người làm nhân viên cứu hỏa tại Mỹ, so với tỷ lệ trung bình ở các công việc khác là 15%. Tính chất của các công việc ứng phó khẩn cấp này là làm việc liên tục, làm theo ca kíp, ăn uống không điều độ, căng thẳng, tiếp xúc với carbon monoxide hoặc các chất ô nhiễm khác, vì thế dễ gây hại cho tim. Nếu không thể thay đổi công việc, có thể giảm yếu tố nguy cơ bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục, kiểm soát huyết áp…
Nhân viên quầy bar
Việc cấm hút thuốc lá trong nhà hàng và quán bar nhiều khi khó thực hiện nên những nhân viên quầy bar và những người làm việc trong môi trường này có thể buộc phải vô tình hít khói thuốc lá của khách hàng, mà khói thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim. Trường hợp này chỉ có thể hạn chế bớt bằng hệ thống thông gió tốt.
Quá giờ quy định
Công trình nghiên cứu Whitehall nổi tiếng ở châu Âu đã tìm ra mối liên hệ giữa khối lượng công việc và bệnh động mạch vành. Theo đó, bệnh động mạch vành có nguy cơ gia tăng hơn 67% ở các công chức Anh, những người phải làm việc 11 tiếng mỗi ngày, so với người chỉ làm việc 7-8 tiếng mỗi ngày. Nếu không thể cắt giảm giờ làm vì công việc dồn ứ, có thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả, ngủ đủ giấc, tập thể dục vài lần một tuần.
Công nhân cầu đường
Minh hoạ internet
Một nghiên cứu năm 1988 với hơn 5.000 công nhân cầu đường tại thành phố New York chỉ ra rằng, những công nhân trực tiếp của ngành giao thông vận tải có nguy cơ chết vì bệnh tim cao hơn 35% so với dân số nói chung. Người lao động tiếp xúc với mức độ carbon monoxide cao hơn, chính ô nhiễm không khí đó làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Mất việc
Nếu một số công việc có thể nguy hại đến tim thì mất việc cũng có thể ảnh hưởng xấu tương tự. Người lao động lớn tuổi bị mất việc do không phải lỗi của riêng họ (ví dụ văn phòng hay nhà máy phải đóng cửa, không phải vì vấn đề sức khỏe) thường tăng nguy cơ bị đột quỵ gấp đôi so với những người vẫn duy trì công việc, đó là theo một nghiên cứu năm 2004. Và một nghiên cứu của Đại học Harvard từ năm 2009 cho thấy, những người bị mất việc sau 1-2 năm thường nảy sinh các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim.
(Nguồn: anninhthudo.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Stress nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim (28/4/2012)
- 7 quy tắc cho trái tim khỏe mạnh (24/4/2012)
- Nghiên cứu mới đây cho thấy vui vẻ, lạc quan tốt cho trái tim của bạn. (21/4/2012)
- Ăn cay tốt cho tim (12/4/2012)
- Phụ nữ làm gì để có trái tim khỏe mạnh? (9/4/2012)
- Vệ sinh răng miệng tốt, phòng bệnh viêm tim (28/3/2012)
- Phân biệt ợ nóng và cơn đau tim (27/3/2012)
- Dấu hiệu bệnh tim thường gặp, nhưng ít ngờ (17/3/2012)
- 10 cách đơn giản giúp tăng cường sức khỏe tim mạch (17/3/2012)
- Thể dục giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở trẻ (16/3/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều