Có thể tử vong do ăn thịt tái
Cập nhật: 1/7/2012 | 9:16:15 PM
Nếu người ăn phải thịt lợn chưa nấu chín như nem thính, nem chua, thịt tái, tiết canh có chứa ấu trùng sẽ bị nhiễm sán dây lợn.
Ăn thịt lợn chưa chín dễ nhiễm bệnh sán dây lợn
Sán lợn sống trong ruột tới vài chục năm, chiếm thức ăn, nhiễm độc thần kinh và còn trào ngược đốt sán già lên dạ dày và gây bệnh ấu trùng sán lợn trên người rất nguy hiểm. Đốt sán ra ngoài theo phân gọi là sán xơ mít.
Ấu trùng sán lợn ở người ký sinh dưới da bởi các nốt như hạt lạc, đặc biệt ký sinh ở não gây động kinh, co giật, liệt, nói ngọng hay nhức đầu, có khi rối loạn tâm thần hay mù mắt tùy vị trí ký sinh. Bệnh ấu trùng sán lợn phân bố rải rác trên toàn quốc, đặc biệt những nơi hay ăn nem thính (lạp) hay nem chua, có nơi 5 - 7%. Cần chẩn đoán và điều trị bệnh sớm vì bệnh có thể gây tử vong.
Thịt lợn còn có thể chứa ấu trùng giun xoắn. Nếu người ăn phải thịt lợn chưa chín như nem thính (lạp) hay tiết canh có chứa ấu trùng này sẽ bị bệnh giun xoắn. Giun xoắn ký sinh ở ruột, đẻ hàng trăm, hàng nghìn ấu trùng, các ấu trùng này di chuyển đến cơ hoành, cơ vân, cơ tim để ký sinh gây sốt, đau cơ, phù, khó thở và có thể ngừng tim. Cần chẩn đoán sớm và đúng bệnh để điều trị, lưu ý dễ nhầm với bệnh xoắn khuẩn. Bệnh giun xoắn đã gặp ở Mù Căng Chải (Yên Bái), Tuần Giáo (Điện Biên), Bắc Yên (Sơn La), Mường Lát (Thanh Hóa) với 114 người mắc và 8 trường hợp tử vong.
Thịt lợn hay một số thịt động vật khác có thể chứa trùng bào tử Toxoplasma. Nếu người nhiễm loại trùng này tùy vị trí ký sinh của chúng mà có nhiều tác hại với sức khoẻ. Ví dụ, trùng bào tử này ký sinh ở não sẽ gây các triệu chứng như bệnh ấu trùng sán lợn, ký sinh ở mắt gây viêm màng bồ đào, viêm võng mạc, ký sinh ở phụ nữ gây sẩy thai liên tục hay đẻ non thiếu tháng, đặc biệt bệnh từ mẹ truyền sang con qua rau thai. Cần chẩn đoán sớm để điều trị, phòng hậu quả xấu xảy ra.
Thịt trâu/bò có thể chứa ấu trùng sán dây bò (thịt trâu/bò gạo). Khi người ăn phải thịt trâu/bò chưa nấu chín như phở tái, thịt bò quấn lá cải có chứa ấu trùng sán thì người đó bị bệnh sán dây bò tương tự như bệnh sán dây lợn, nhưng người không bị bệnh ấu trùng sán dây bò. Bệnh sán dây bò cũng còn gọi là bệnh sán xơ mít, đặc biệt đốt sán ra ngoài vẫn còn di động, trun giãn. Nên chẩn đoán và điều trị sớm vì sán dây bò dài hàng chục mét, chiếm nhiều thức ăn, gây kém hấp thu và còn gây suy nhược thần kinh. Bệnh sán dây bò cũng phân bố rải rác, nhất là các tỉnh miền núi, có nơi 10 - 12%.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 12 loại rau quả dễ nhiễm thuốc trừ sâu (29/6/2012)
- Mẹo chọn bơ, măng cụt ngon (28/6/2012)
- 10 thực phẩm tuyệt vời nhất cho cả nhà (28/6/2012)
- Tránh dị ứng thực phẩm cho bé (27/6/2012)
- Tẩy thực phẩm bằng oxy già: lừa đảo + đầu độc (27/6/2012)
- Cẩn thận khi ăn hải sản sống (26/6/2012)
- Ăn chè tự chọn vỉa hè: Thượng đế đang tự đầu độc mình! (25/6/2012)
- 5 sự kết hợp thực phẩm hoàn hảo nhất (23/6/2012)
- Mẹo giảm thiểu nguy cơ ung thư khi ăn đồ nướng (21/6/2012)
- Những lưu ý khi ăn trứng gà (18/6/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều