Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn hải sản tươi sống
Cập nhật: 2/7/2012 | 9:58:47 AM
Hiện nay, từ thành phố tới nông thôn, nhất là với các ngư dân vùng ven biển các món thủy hải sản tươi như hàu sống, cá ngừ, cá hồi, cá diêu hồng, cá lóc… rất được ưa chuộng vì quan niệm bổ dưỡng và mát. Tuy nhiên, ít người biết rõ những nguy cơ tiềm ẩn trong các món ăn này.
Do ăn tươi sống nên cơ thể không bị tăng năng lượng như ăn sau chế biến (vì chế biến sẽ có thêm gia vị: dầu, mỡ, mắm, muối...) nên cảm thấy mát hơn, dễ tiêu hơn. Ngoài ra, ăn hải sản sống thì vitamin nhóm B, C, iốt không bị mất đi, sẽ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ.
Tuy nhiên, hải sản tươi sống sẽ không tốt với người có hệ tiêu hóa khó dung nạp, cụ thể là người lớn tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi vì dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Bên cạnh đó, các loại cá là ký chủ trung gian của nhiều giun sán và là ký chủ tích trữ nhiều mầm bệnh dễ lây cho người. Mầm bệnh thường ở trong cơ của cá dưới dạng kén, bên trong chứa ấu trùng của các loại giun sán, kích thước kén rất nhỏ nên rất khó phát hiện bằng mắt thường. Khi ăn thịt cá có các mầm bệnh này vào cơ thể thì các ấu trùng này sẽ phát triển và sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người. Ở nước ta đã phát hiện ít nhất 10 loài giun sán có thể truyền từ cá sống sang người. Trong đó có hai loại bệnh xuất hiện nhiều nhất ở nước ta do ăn cá chưa nấu chín là bệnh sán lá gan và giun xoắn.
Ngoài ra, cá biển hiện nay cũng nhiễm độc thủy ngân từ chất thải công nghiệp đổ xuống các đại dương. Cá ngừ, cá thu bị nhiễm thủy ngân phổ biến trên toàn thế giới, nếu ăn quá nhiều cá biển trong một ngày có thể tăng nguy cơ ngộ độc thủy ngân.
Theo tài liệu của Viện Vệ sinh - Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh - Bộ Y tế thì các loài nhuyễn thể như hàu, nghêu, sò, ốc, hến... vốn chất chứa nhiều độc tố, các kim loại nặng nên rất dễ gây ngộ độc hoặc tích tụ trong cơ thể người, nặng thì có thể gây xuất huyết ở niêm mạc dạ dày hoặc ruột... Ngoài ra, các nhuyễn thể và cá, tôm cũng thường có các loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn, trực khuẩn E.Coli, khuẩn tả... Tôm sống còn mang ấu trùng sán lá phổi, khi trưởng thành sẽ đi từ ruột, xuyên qua cơ hoành lên phổi, gây viêm phế quản, đau ngực, ho ra máu.
Chính vì thế mà mỗi người hãy vì sức khỏe của mình và cộng đồng không nên ăn các loại thủy hải sản tươi sống. Những loại thực phẩm này được nấu chín sẽ tạo ra những món ăn vừa ngon, vừa bổ rất tốt cho sức khỏe con người.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Có thể tử vong do ăn thịt tái (1/7/2012)
- 12 loại rau quả dễ nhiễm thuốc trừ sâu (29/6/2012)
- Mẹo chọn bơ, măng cụt ngon (28/6/2012)
- 10 thực phẩm tuyệt vời nhất cho cả nhà (28/6/2012)
- Tránh dị ứng thực phẩm cho bé (27/6/2012)
- Tẩy thực phẩm bằng oxy già: lừa đảo + đầu độc (27/6/2012)
- Cẩn thận khi ăn hải sản sống (26/6/2012)
- Ăn chè tự chọn vỉa hè: Thượng đế đang tự đầu độc mình! (25/6/2012)
- 5 sự kết hợp thực phẩm hoàn hảo nhất (23/6/2012)
- Mẹo giảm thiểu nguy cơ ung thư khi ăn đồ nướng (21/6/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều