Phát hiện gà loại thải nhập lậu như thế nào?
Cập nhật: 18/12/2012 | 8:56:47 AM
Thông tin 100% mẫu gà thịt, gan của gà thải nhập lậu vào Việt Nam được phát hiện tồn dư kháng sinh độc hại khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang.
Thưa ông, ông có thể nói cụ thể kết quả kiểm nghiệm của Bộ Y tế về các mẫu gà, gan gà thải loại nhập vào Việt Nam? Với gà nội địa, cơ quan chức năng có lấy mẫu kiểm nghiệm không, thưa ông?
Kết quả kiểm tra mẫu gà nhập lậu do Chi cục quản lý thị trường Lạng Sơn thu giữ thì 100% mẫu thịt, mẫu gan gà đều có nhiễm tồn lưu kháng sinh trong chăn nuôi. Các loại kháng sinh này đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi từ lâu bởi nó gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Tháng 11, Chi cục Thú y Hà Nội cũng đã tổ chức kiểm tra, lấy 5 mẫu thịt gà thải loại để kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hóa chất cấm có thể tồn tại trên thịt gia cầm nhập lậu. Kết quả, 100% số mẫu được kiểm tra đều có tồn dư chất Sulfadiazin. Đây là một loại kháng sinh cấm sử dụng tồn dư của Sulfadiazin ở mức cao khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng thận, làm suy thận.
Riêng đối với gà trong nước, đầu tháng 12 chúng tôi cũng đã lấy một số mẫu gà nội địa xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong các mẫu này không có tồn dư kháng sinh, tồn dư hoóc-môn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì lấy mẫu các nhóm sản phẩm này, kể cả gà nhập lậu và gà nội địa để cảnh báo cho người tiêu dùng biết, đồng thời tuyên truyền, đấu tranh với những người cố tình vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu.
Thưa ông, việc ăn phải gà có tồn dư kháng sinh này gây tác hại như thế nào với sức khỏe người tiêu dùng?
Khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh chắc chắn sẽ có những tác hại đến người tiêu dùng bởi đây đều là những kháng sinh cấm dùng trong chăn nuôi. Nếu ăn nhiều loại thịt này, cơ thể con người sẽ tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh nên khi chúng gây bệnh cho người thì rất khó điều trị.
Đồng thời, việc ăn phải thịt gà có kháng sinh cũng làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Đặc biệt với trẻ em, việc ăn phải những thực phẩm tồn dư kháng sinh độc hại này sẽ càng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trước hết, gà thải loại Trung Quốc có giá rất rẻ, bán trên chị trưởng chỉ trên dưới 50 ngàn đồng/1kg.
Còn về đặc điểm, hoàn toàn có thể phân biệt giữa gà nội địa trong nước và gà thải loại nhập lậu.
Cụ thể gà thải loại thường là giống gà nuôi đẻ trứng, là gà nuôi dài ngày, từ 1 năm đến 1,5 năm. Đến khi gà không còn đẻ được trứng nữa thì họ thải luôn cả đàn gà đó. Trong khi đó, gia cầm rất hay bị ốm nên để nuôi được trong thời gian kéo dài từ 12 tháng đến 18 tháng, ngoài các loại vắc xin tiêm phòng bệnh, người chăn nuôi phải liên tục trộn kháng sinh lẫn vào thức ăn của gà để phòng bệnh. Đó là lý do trong thịt gà thải loại có tồn dư kháng sinh, còn trong gà thịt nuôi ngắn ngày thì thường không có tồn dư kháng sinh.
Đặc biệt, gà nuôi đẻ lấy trứng thường là gà nuôi theo đàn, nuôi theo kiểu công nghiệp trong lồng và hay cho ăn theo máng. Khi gà ở trong lồng phải vươn cổ dùng mỏ lấy thức ăn, cổ chạm vào lồng sắt nên hay bị rụng lông dưới vùng cổ. Vì thế, khi mua gà, cần kiểm tra vùng cổ của gà, nếu thấy rụng lông, có hiện tượng sần da, chai da thì không nên mua.
Thêm một đặc điểm nữa, do gà nuôi dài ngày nên móng chân gà thường rất dài. Với gà mái đẻ trướng nhiều, hậu môn cũng to hơn. Ở những con gà đẻ trứng bị thải loại này, phần mỏ cũng thường bị cắt cụt không sắc nhọn như gà thường, bởi người chăn nuôi phải cắt mỏ gà để tránh hiện tượng gà mổ nhau và mổ trứng gây vỡ trứng.
Ông có khuyến cáo gì với người dân trong việc lựa chọn thực phẩm, nhất là gà trong dịp Tết nguyên đán đến gần?
Người tiêu dùng không nên sử dụng các loại thực phẩm, bánh kẹo, sử dụng gia cầm, các sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.
Các hộ kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm thực hiện đúng quy định pháp luật và không vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Về vấn đề cung ứng nhất là nguồn thịt gà cho dịp Tết, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp đã làm việc với các tỉnh phía Bắc để chống gà nhập lậu, đồng thời phát triển nguồn gà trong nước, giết mổ gà trong nước đưa về thị trường Hà Nội và các thành phố. Riêng với thị trường Hà Nội thì TP Hà Nội và tỉnh Bắc Giang đã có kí kết để địa phương này cung ứng gà nội địa nuôi trên địa bàn Bắc Giang cho Hà Nội.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Tác dụng ngược khi ăn nhiều hải sản (17/12/2012)
- Nguy cơ “tiềm ẩn” trong món thịt chó mùa đông (13/12/2012)
- Mẹo làm cá hết mùi tanh khi nấu (13/12/2012)
- Tác hại khôn lường khi ăn gà tồn dư kháng sinh (12/12/2012)
- 3 thành phần xấu ”ẩn nấp” trong thực phẩm (11/12/2012)
- Cách rửa hoa quả đúng để loại bỏ hóa chất (11/12/2012)
- Thời điểm ”vàng” để thưởng thức các loại trái cây (10/12/2012)
- Những thực phẩm tránh ăn khi đói (3/12/2012)
- 75% thịt lợn vỉa hè nhiễm vi sinh (29/11/2012)
- Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm (28/11/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều