Sử dụng đũa như thế nào để ít vi khuẩn nhất?
Cập nhật: 23/12/2013 | 11:41:14 AM
Một ngày ba bữa cơm, con người chúng ta không thể rời xa được đôi đũa, nhưng những hiểu biết về việc sử dụng đũa của bạn có được bao nhiêu?
Cùng với mức sống ngày càng được nâng cao nên đối với việc ăn uống chúng ta ngày càng kỹ lưỡng hơn, không những theo đuổi sự vẹn toàn về sắc, hương, vị của thực phẩm mà đến đôi đũa cũng để tâm chọn kỹ hơn. Hiện nay trên thị trường các loại đũa vô cùng nhiều, đa dạng về hoa văn, chất liệu. Làm thế nào để chọn được những đôi đũa vừa an toàn vừa thực dụng?
Đũa tre là sự lựa chọn hàng đầu, chúng vô hại vô độc mà lại bảo vệ môi trường, còn có thể chọn được loại tre trúc nguyên màu sắc.
Ngược lại, những loại đũa mà được sơn màu thì không nên sử dụng, bởi vì trong sơn có chứa kim loại nặng chì và dung dịch hữu cơ Benzene có thể dẫn tới ung thư, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của con người.
Đũa bằng nhựa rất giòn, dưới tác động của nhiệt dễ biến dạng, chảy, sinh ra những chất có hại cho cơ thể.
Đũa bằng chất sừng tốt nhưng dễ bị biến màu, giá cả cũng tương đối đắt.
Đũa kim loại như bạc, inox thì quá nặng, tính dẫn nhiệt tốt nên khi gắp thức ăn nóng dễ bị bỏng miệng.
Theo nghiên cứu phát hiện, rất nhiều bệnh khuẩn đều bị truyền nhiễm thông qua đôi đũa. Theo kiểm tra, trên một đôi đũa không sạch có thể mang vài chục nghìn đến vài trăm nghìn vi khuẩn và v rút gây bệnh. Con người khi sử dụng những đôi đũa như vậy rất dễ bị truyền nhiễm các bệnh liên quan như viêm gan, kiết lị, thương hàn, viêm dạ dày cấp tính…..
Khi bố mẹ dùng những đôi đũa như thế này gắp bón cho con hoặc khi trên bàn ăn rất nhiều đôi đũa cùng cho vào một đĩa thức ăn thì những vi sinh vật của những bệnh này sẽ thông qua đũa mà truyền sang, dẫn đến sự lây nhiễm chéo. Đối với vấn đề này không nên xem nhẹ, trong nhà tốt nhất là đũa của ai người đó dùng, mỗi người chuyên dùng một đôi của mình.
Thực tiễn đã chứng minh, những đôi đũa đã rửa cũng chưa chắc đã là sạch sẽ. Một đôi đũa sau khi dùng lâu, bề mặt không còn trơn bóng, lại thường xuyên cọ rửa nên đũa cũng nhanh bị thô ráp, những chỗ lõm xuống rất nhỏ trên bề mặt đũa sẽ là nơi lưu giữ lại rất nhiều vi khuẩn và nước rửa bát, trong tình hình này nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Khuyến cáo mọi người đũa dùng trong gia đình tốt nhất nửa năm thay một lần.
Do đũa thường xuyên được sử dụng, đặc biệt là chúng ta rửa đũa thường đem cả nắm đũa để dưới vòi nước chảy để chà xát, trên đũa rất dễ lưu lại vi khuẩn và virut bệnh. Do đó nên định kỳ khử trùng, đũa tốt nhất phải để ở nơi khô ráo thoáng gió để tránh khi khuẩn truyền nhiễm, hộp đựng đũa cũng phải thường xuyên rửa sạch, khử trùng.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Các bước sơ cứu cần thiết khi bị ngộ độc thực phẩm (18/12/2013)
- 5 thực phẩm dễ nhiễm Asen (17/12/2013)
- Chọn thực phẩm tốt (14/12/2013)
- Cách phòng ngừa ngộ độc rượu (12/12/2013)
- 6 nhóm hóa chất cần loại bỏ khỏi cuộc sống của bạn (11/12/2013)
- Tránh xa thực phẩm xấu làm tăng stress (7/12/2013)
- Ngừa dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ (1/12/2013)
- Nấm mốc trong thực phẩm nguy hiểm thế nào? (27/11/2013)
- Những thực phẩm hợp nhau (27/11/2013)
- Ung thư vì thích ăn gia vị ’handmade’ (15/11/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều