10 Mẹo hay giúp bà bầu hết sợ cảm cúm
Cập nhật: 22/10/2011 | 3:30:25 PM
Hầu hết phụ nữ mang thai đều sợ bị cảm, cảm nặng bởi những nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi mà chứng bệnh này mang lại. Sau đây là những mẹo phòng ngừa hiệu quả:
1. Nước gừng đường đỏ
Khi bà bầu bị lạnh hoặc cảm thấy sắp bị cảm, uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc, sáng dậy sẽ hết cảm.
Thường ngày ăn tỏi tươi, hành củ sống cũng là một biện pháp để phòng chống cảm, đồng thời cũng giúp khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.
2. “Nâng cấp” đường hô hấp
Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm. Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn.
Các thực phẩm giàu kẽm là hải sản, thịt nạc, lạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.
3. Vitamin C và vận động lông mao đường hô hấp
Vitamin C là thuốc “ thanh trừ” các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.
Chuyên gia kiến nghị bà bầu nên uống viên C hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho vv.
Vitamin C dễ bị mất đi trong quá trình làm nóng, vì vậy khi nấu cần chú ý.
4. Súc miệng nước muối
Mỗi sáng sớm thức dậy dùng nước muối để súc miệng, sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi. Bởi vì trong thời kỳ mang thai, nếu chảy máu chân răng sẽ dễ mắc chứng viêm lợi.
5. Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm
Sáng sớm thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt có thể tăng cướng khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm rửa mặt để tránh nước lạnh gây kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.
6. Duy trì độ ẩm trong phòng khoảng 45%
Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi thì không khí phòng dễ bị khô. Không khí khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy nên sử dụng máy làm ẩm và giữ cho độ ẩm trong phòng ở mức 45%.
7. Không nên quên uống nước
Uống nhiều nước có hiệu quả rất tốt để phòng chống cảm và viêm họng, mỗi ngày tốt nhất nên đảm bảo uống 600-800ml nước.
8. Tránh chỗ đông người
Nên tránh hoặc hạn chế đi đến chỗ đông người hoặc nơi công cộng, người càng đông thì nguy cơ bị lây nhiễm càng cao, cho nên biện pháp tránh là lựa chọn tốt nhất.
9. Kiên trì tập luyện
Tập luyện là con đường hữu hiệu để nâng cao khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, cho nên phụ nữ có thai cần kiên trì tập luyện trong suốt cả quá trình mang thai.
10. Điều hòa không thể thay thế cửa sổ
Nên để cho không khí trong lành không ngừng lọt vào trong phòng, đa phần chúng ta đều thích sáng sớm mai thức dậy mở cửa sổ thông khí, sau đó cả ngày thì lại đóng kín mít. Như thế không tốt, ít nhất sau khi ngủ trưa và trước lúc đi ngủ cần phải thông gió thông khí. Gia đình sử dụng điều hòa thì cũng không thể suốt ngày 24h đóng kín cửa, không nên dùng máy điều hòa hoán đổi không khí để duy trì không khí trong phòng.
Ngoài ra, đợi khi có ánh mặt trời lại mở cửa sổ hoán đổi không khí, nếu mặt trời vẫn chưa mọc mà mở cửa sổ thông khí, nồng độ CO2 ở ngoài khá cao, không có lợi cho phụ nữ có thai.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- Mẹo giữ cơ thể gọn gàng (22/10/2011)
- Khoảng cách phát tán tối đa của muỗi cái trưởng thành Aedes Aegypti và Aedes Albopictus tại khu vực thành thị (21/10/2011)
- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn: Xử trí như thế nào? (10/10/2011)
- Điểm mặt những chứng bệnh giao mùa (8/10/2011)
- Những quan niệm sai lầm về bệnh ung thư (7/10/2011)
- Hướng dẫn sử dụng các hoá chất khử trùng chứa Clo trong công tác phòng chống dịch (30/9/2011)
- 10 dấu hiệu cảnh báo phái đẹp đang mắc bệnh ung thư (25/9/2011)
- Rối loạn tiền đình: Nhận biết và chữa trị thế nào? (23/9/2011)
- Giun sán có thể giết người (22/9/2011)
- 12 bộ phận cơ thể quyết định sức khỏe của bạn (21/9/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều