Rối loạn tiền đình: Nhận biết và chữa trị thế nào?
Cập nhật: 23/9/2011 | 4:39:42 PM
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo... gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Nôn thốc nôn tháo, chóng mặt đến lao đao, thậm chí phải nằm một chỗ, mọi vật như đảo lộn, quay cuồng… là các triệu chứng rối loạn tiền đình. Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương. Rối loạn tiền đình ngoại biên là rối loạn chức năng của các cấu trúc ở tai trong (chỗ của các ống bán khuyên), hoặc của dây thần kinh số 8. Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Tuy nhiên, nhiều người bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng… Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do rượu, do dùng các thuốc gây tổn thương tiền đình như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…
Vị trí xảy ra rối loạn tiền đình. |
Rối loạn tiền đình trung ương là do tổn thương trong não gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế thì bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não.
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường nhẹ như mất ngủ, người mệt mỏi, vì thế ít bệnh nhân để ý điều trị bệnh. Thời gian sau, những người bị rối loạn tiền đình sẽ thấy mọi vật xung quanh nhưng sẽ có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng. Nhiều người bị mất thăng bằng, dễ ngã, thậm chí nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Khi bị hội chứng rối loạn tiền đình, bệnh nhân thường tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh; mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả. Hội chứng rối loạn tiền đình nếu không điều trị tích cực sẽ kéo dài, tái diễn liên tục, để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Nếu bạn có những dấu hiệu trên, thì bạn bị hội chứng rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, còn có rất nhiều căn bệnh khác cũng gây chóng mặt, buồn nôn, run chân tay, chẳng hạn như bị tụt huyết áp tư thế. Nhưng dù là bị rối loạn tiền đình hay chỉ là chóng mặt do nguyên nhân khác, thì bạn cũng cần phải đi khám để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp và tích cực cho bạn.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- Giun sán có thể giết người (22/9/2011)
- 12 bộ phận cơ thể quyết định sức khỏe của bạn (21/9/2011)
- Phụ nữ uống rượu vừa phải có sức khỏe tốt khi già (19/9/2011)
- Những điều nên biết về bệnh chuột rút (19/9/2011)
- Thời tiết thay đổi: Dễ mắc bệnh cảm cúm (17/9/2011)
- 10 lợi ích cho sức khỏe của sữa chua (17/9/2011)
- Bốn cách tăng cường hệ miễn dịch (14/9/2011)
- Điện thoại di động liệu có gây ra ung thư não? (14/9/2011)
- Trị sốt xuất huyết bằng dược thảo (12/9/2011)
- Mắc lại sốt xuất huyết, bệnh sẽ nặng hơn lần đầu (12/9/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều