Bổ sung dinh dưỡng cho người ốm như thế nào?.
Cập nhật: 6/9/2012 | 3:32:00 PM
Cơ thể mệt mỏi, chân tay không muốn cử động, miệng đắng, nuốt khó sợ ăn chán ăn, tinh thần không minh mẫn luôn bi quan… đó là tình trạng chung của những bệnh nhân khi bị ốm hoặc mới ốm dậy.
Người ốm nên ăn thế nào?
Chăm người bệnh đã khó để người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe lại càng khó hơn. Bởi sau một thời gian bị bệnh, cảm giác mệt mỏi luôn đeo bám, ngại vận động, chán ăn, ngại giao tiếp… Hầu hết mọi người sau khi bị ốm chỉ thích ngồi hoặc nằm một chỗ vì họ có cảm giác mệt mỏi, hụt hơi khi phải đi lại. Điều này dẫn đến tình trạng kém tiêu hóa, không có cảm giác đói, chán ăn, sợ ăn. Cùng với đó tâm lý chung của nhiều người khi chăm người ốm là hay cho người bệnh ăn trứng gà. Trứng gà là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu chế biến và ăn không đúng cách thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi vừa ốm dậy, sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng vì trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella trong lòng đỏ trứng.
Chế độ ăn uống có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng của người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, người bệnh nên kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo bao gồm đầy đủ các vitamin và khoáng chất, axit béo có lợi và các chất xơ. Theo BS Nguyễn Xuân Nguyên – Nguyên trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Xanh Pôn tư vấn: Bệnh nhân ngoài việc ăn các sản phẩm nhiều năng lượng thì luôn phải ăn đủ cân đối giữa các chất dinh dưỡng. Không nên ăn các sản phẩm khó tiêu như: bánh chưng; thịt rán, bơ… mà phải ăn kèm hoa quả như: cam; rau xanh; cá; thịt... Một trong những lưu ý hàng đầu khi chăm người bệnh là cần phải cho bệnh nhân uống đủ nước để đào thải các độc tố do thuốc men gây ra. Khi chế biến thực phẩm cần phải mềm, nấu như: cháo, súp, sữa… Nếu cần có thể cho ăn thành nhiều bữa và thời gian ăn nên kéo dài hơn bình thường để giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái và ăn được nhiều hơn.
Dinh dưỡng + tập luyện phương thuốc thiết yếu để hồi phục sức khỏe
Bên cạnh việc ăn uống hợp lý trong gia đình thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm dạng bột cũng như dạng nước bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. Theo TS Phạm Thúy Hòa – Viện dinh dưỡng Quốc gia: Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng được các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Nhưng khi sử dụng phải chú ý vì hiện nay trên cộng đồng số người có khả năng không có men Lactose trong cơ thể không phải là ít. Ví dụ khi uống sữa bò hoặc dùng các sản phẩm có sữa bò sẽ có cảm giác đầy bụng, sôi ruột, dị ứng, tiêu chảy. Tốt nhất nên sử dụng các loại đậu đỗ đặc biệt là đậu nành là loại thực phẩm quý nó cho một hàm lượng đạm cao hơn cả thịt, cao hơn cả mỡ, một hàm lượng các vitamin và khoáng rất cao so với các thực phẩm từ thức ăn động vật.
Cũng theo tư vấn của BS Nguyễn Xuân Nguyên: Với bệnh nhân suy kiệt khi phải ăn nhiều bữa có thể uống bổ sung thêm đặc biệt với bệnh nhân nằm viện không có điều kiện phục vụ nhiều như ở gia đình thì những sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng là sự lựa chọn yên tâm nhất cho người bệnh.
(Nguồn: eva.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Khỏe mạnh nhờ bữa trưa (6/9/2012)
- Thực phẩm giúp tăng IQ (6/9/2012)
- Những cách ăn sáng tốt nhất cho cơ thể (5/9/2012)
- Những sai lầm khi uống sữa (5/9/2012)
- Những thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi (3/9/2012)
- Muốn giảm cân không nên ăn tráng miệng (3/9/2012)
- Cách dùng gạo lứt dưỡng sinh (2/9/2012)
- Những điều nên và không nên khi ăn rau quả (1/9/2012)
- Bổ sung vitamin B3: Giúp cơ thể kháng khuẩn tụ cầu (1/9/2012)
- 4 loại ”thần dược” cần cho bạn mỗi ngày (31/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều