Người bị ung thư nên ăn và kiêng gì?
Cập nhật: 6/10/2016 | 10:08:48 AM
Nên ăn cá, thịt nạc, ưu tiên thịt trắng; tránh dùng đồ chế biến sẵn, hạn chế đường và ăn thịt đỏ.
Ảnh minh họa: Womenshealth. |
Theo tiến sĩ, bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM,bệnh nhân ung thư cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối thành phần các nhóm chất: Đạm, béo, bột đường, vitamin và chất khoáng.
Thực tế, người bệnh ung thư thường bị thay đổi khẩu vị và chán ăn. Quá trình hóa trị, xạ trị cũng ảnh hưởng xấu lên mức độ tiếp nhận thức ăn của người bệnh. Nhiều bệnh nhân hạn chế một số loại thực phẩm hoặc chỉ ăn một số loại nhất định, phương pháp này chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ trong việc khống chế khối u hoặc kéo dài cuộc sống. Tất cả yếu tố này càng khiến người bệnh ung thư có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và suy kiệt hơn.
Tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến lộ trình điều trị bệnh, có trường hợp phải tạm dừng điều trị. Suy dinh dưỡng cũng làm giảm hiệu quả điều trị, chậm quá trình phục hồi của các tế bào bình thường sau mỗi đợt điều trị, tăng tác dụng phụ. Người bệnh cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng tỷ lệ biến chứng, làm giảm chất lượng sống và tử vong sớm hơn.
Bác sĩ Niên khuyên nên thiết lập chế độ ăn cân bằng, tránh ăn theo kiểu "thái cực" dễ dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Ưu tiên chọn thịt nạc, cá, tránh đồ chế biến sẵn. Thịt, cá cung cấp các loại axit amin cần thiết, các yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm. Lưu ý: Nên ăn các loại thịt trắng nhiều hơn thịt đỏ.
Khẩu phần bệnh nhân ung thư nên hạn chế thực phẩm nhiều đường vì chứa nhiều calo nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt. Rau quả cung cấp nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể nên cần tăng cường lượng rau quả chiếm khoảng nửa khẩu phần. Có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây, rau quả nguyên chất.
Gia đình nên động viên người bệnh cố gắng ăn dù không có cảm giác ngon miệng hay muốn ăn. Không đợi đến lúc đói mới ăn mà nên ăn vào thời gian nhất định trong ngày. Chia thành nhiều bữa thay vì chỉ 3 bữa chính. Có thể thêm gia vị, màu sắc vào bữa ăn để tăng độ ngon miệng.
Để hạn chế táo bón, nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như rau, củ, trái cây. Khi bị tiêu chảy hay ói, cần uống bù nước mất. Nếu bị đau miệng, khô miệng nên chọn thức ăn mềm, dễ nuốt.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Những tác dụng tốt cho sức khỏe của thực phẩm lên men (5/10/2016)
- Các món ăn giúp tim khỏe (3/10/2016)
- Những quan niệm sai lầm về thực phẩm (30/9/2016)
- Bổ sung thừa vitamin C có tác hại gì? (27/9/2016)
- Tránh xa 9 nhóm đồ ăn này trong bữa sáng thì bạn mới có một ngày năng động (22/9/2016)
- 7 bệnh nguy hiểm do thiếu vitamin (21/9/2016)
- Dinh dưỡng cho người hay bị hạ đường huyết và chóng mặt (20/9/2016)
- Đây là những ”công thức” kết hợp thực phẩm ”chuẩn không cần chỉnh” tốt cho sức khỏe (15/9/2016)
- 70% dân Việt không biết mình ăn quá nhiều muối (15/9/2016)
- 6 thực phẩm khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi (13/9/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều