Đề phòng và phát hiện sớm bệnh rối loạn tâm trí ở trẻ
Cập nhật: 13/4/2015 | 7:39:17 AM
Bệnh rối loạn tâm trí là một trong những chứng bệnh rất nhiều người mắc phải trong cuộc sống kể cả đối với trẻ nhỏ.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ mắc phải bệnh rối loạn tâm trí này. Tuy nhiên, mọi người thường nhầm bệnh này sang bệnh động kinh.
Bệnh dễ bị nhầm sang động kinh
PGS-TS. Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị bệnh rối loạn tâm trí nhưng nhiều nơi lại chẩn đoán nhầm là động kinh.
Như trường hợp bệnh nhân N. S., 12 tuổi ở (Tuyên Quang) có biểu hiện co giật dù không sốt. Theo lời kể của gia đình, bé N.S đột nhiên có biểu hiện co giật tay, chân kéo dài 1-2 ngày. Gia đình đã đưa đến khám ở bệnh viện gần nhà thì được chẩn đoán bị động kinh. Uống thuốc được 1 tuần nhưng không khỏi. Mặc dù điều trị 1 tuần nhưng không khỏi, gia đình đã đưa S. xuống khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây, bệnh nhi được tiến hành làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết nhưng không phát hiện tổn thương ở não trẻ cũng như bệnh lý ở nơi khác. Trẻ chỉ đơn thuần bị rối loạn tâm trí, không phải bị động kinh. “Nếu là co giật do bệnh lý động kinh hay sốt cao thì bệnh nhi phải co giật toàn thân, mất ý thức. Nhưng trường hợp này thì ngược lại, trẻ chỉ có cơn co ở tay hoặc chân. Nếu nhắc trẻ giữ nguyên chân tay thì đôi khi cơn co giật lại hết”, TS.Dũng phân tích.
TS. Dũng cho biết, những trường hợp như vậy không phải ít. Rối loạn tâm trí ở trẻ có thể gây một số biểu hiện đặc biệt như co giật khiến trẻ dễ bị chẩn đoán nhầm là động kinh. Nhiều nơi tưởng trẻ bị động kinh cho uống thuốc động kinh, bệnh không đỡ thậm chí nặng lên. Có trẻ chuyển xuống đã uống 2-3 loại thuốc khác nhau.
Ngoài biểu hiện co giật, trẻ bị rối loạn tâm trí có thể có biểu hiện đau ngực, nhịp tim nhanh.
Triệu chứng hầu hết các trường hợp bị rối loạn tâm trí dẫn đến co giật thường chịu sức ép do học hành quá căng thẳng; chơi điện tử, xem tivi nhiều; xem phim kinh dị; mẫu thuẫn gia đình... Ban đầu trẻ có thể bị biểu hiện hoa mắt chóng mặt, đau đầu, có động tác bất thường kiểu co giật; một số lại hồi hộp, nhịp tim nhanh, đau bụng, ra mồ hôi, run rẩy, khó thở, ớn lạnh, đau ngực, nhức đầu.
Trẻ nếu dành thời gian ngồi chơi các thiết bị điện tử quá lâu, tiếp xúc với thế giới ảo quá nhiều; khi ra thực tế tiếp xúc với con người thực tế, bạn, thầy trò, người lạ găp khó khăn cũng có thể sinh ra động tác bất thường như trên.
Không nên cho trẻ tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ
Thực tế hiện nay, người bị rối loạn tâm trí thường không được phát hiện kịp thời, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay trong thời gian sau đẻ. Nếu tiếp tục không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, người bệnh có thể rơi vào trạng thái cô đơn, dần xa lánh bạn bè, người thân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, hành động hủy hoại thân thể hoặc toan tính tự tử. Đến lúc ấy mới tìm đến bác sĩ tâm thần thì chẩn đoán đã quá rõ ràng nhưng điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều.
Vì thế, với những trẻ gặp rối loạn tâm trí này, gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con có biểu hiện như thế. Ví dụ nếu trẻ bị là do ngồi máy tính, chơi điện tử nhiều… thì cha mẹ nên giới hạn trẻ chỉ ngồi 1-2 tiếng sau đó phải đứng lên. Có thể đặt đồng hồ tính giờ để hết thời gian trẻ tự động có phản xạ thay đổi. Nếu do áp lực học tập thì cha mẹ chú ý đến vấn đề tâm lý của trẻ, không tạo áp lực lớn cho trẻ trong thi cử…
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, ở các nước phát triển, khoảng thời gian kể từ khi có biểu hiện rối loạn tâm trí đến khi bệnh nhân được đưa đến phòng khám tâm thần, trung bình mất 1-2 năm. Với các nước đang phát triển, thời gian này chắc chắn lâu hơn và tình trạng còn tồi tệ hơn nhiều, bởi WHO đã chỉ ra rằng, có đến 80% bệnh nhân tâm thần không được chăm sóc y tế phù hợp.
Để phòng rối loạn tâm trí ở trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ như máy tính, ipad... Nếu cho trẻ tiếp xúc quá sớm với thế giới ảo hay trò công nghệ, thay vì động tác thật thì trẻ lại làm động tác giả. Việc này cực kỳ nguy hiểm. Trẻ dễ lầm tưởng thế giới ảo với cuộc sống thật, ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định hoặc suy nghĩ của mình, TS. Dũng cảnh báo.
Ngoài ra, nên cân bằng trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc; coi trọng và quan tâm thích đáng đến đời sống tinh thần của gia đình, tránh để bất kỳ một thành viên nào rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, và tránh gây stress đối với người xung quanh; trau dồi kiến thức về phòng chống rối loại tâm là những việc cần làm ở mỗi cá nhân và bậc làm cha mẹ.
Bệnh dễ bị nhầm sang động kinh
PGS-TS. Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị bệnh rối loạn tâm trí nhưng nhiều nơi lại chẩn đoán nhầm là động kinh.
Như trường hợp bệnh nhân N. S., 12 tuổi ở (Tuyên Quang) có biểu hiện co giật dù không sốt. Theo lời kể của gia đình, bé N.S đột nhiên có biểu hiện co giật tay, chân kéo dài 1-2 ngày. Gia đình đã đưa đến khám ở bệnh viện gần nhà thì được chẩn đoán bị động kinh. Uống thuốc được 1 tuần nhưng không khỏi. Mặc dù điều trị 1 tuần nhưng không khỏi, gia đình đã đưa S. xuống khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây, bệnh nhi được tiến hành làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết nhưng không phát hiện tổn thương ở não trẻ cũng như bệnh lý ở nơi khác. Trẻ chỉ đơn thuần bị rối loạn tâm trí, không phải bị động kinh. “Nếu là co giật do bệnh lý động kinh hay sốt cao thì bệnh nhi phải co giật toàn thân, mất ý thức. Nhưng trường hợp này thì ngược lại, trẻ chỉ có cơn co ở tay hoặc chân. Nếu nhắc trẻ giữ nguyên chân tay thì đôi khi cơn co giật lại hết”, TS.Dũng phân tích.
TS. Dũng cho biết, những trường hợp như vậy không phải ít. Rối loạn tâm trí ở trẻ có thể gây một số biểu hiện đặc biệt như co giật khiến trẻ dễ bị chẩn đoán nhầm là động kinh. Nhiều nơi tưởng trẻ bị động kinh cho uống thuốc động kinh, bệnh không đỡ thậm chí nặng lên. Có trẻ chuyển xuống đã uống 2-3 loại thuốc khác nhau.
Ngoài biểu hiện co giật, trẻ bị rối loạn tâm trí có thể có biểu hiện đau ngực, nhịp tim nhanh.
Triệu chứng hầu hết các trường hợp bị rối loạn tâm trí dẫn đến co giật thường chịu sức ép do học hành quá căng thẳng; chơi điện tử, xem tivi nhiều; xem phim kinh dị; mẫu thuẫn gia đình... Ban đầu trẻ có thể bị biểu hiện hoa mắt chóng mặt, đau đầu, có động tác bất thường kiểu co giật; một số lại hồi hộp, nhịp tim nhanh, đau bụng, ra mồ hôi, run rẩy, khó thở, ớn lạnh, đau ngực, nhức đầu.
Trẻ nếu dành thời gian ngồi chơi các thiết bị điện tử quá lâu, tiếp xúc với thế giới ảo quá nhiều; khi ra thực tế tiếp xúc với con người thực tế, bạn, thầy trò, người lạ găp khó khăn cũng có thể sinh ra động tác bất thường như trên.
Bệnh rối loạn tâm trí là một trong những chứng bệnh rất nhiều người mắc phải trong cuộc sống kể cả đối với trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
Không nên cho trẻ tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ
Thực tế hiện nay, người bị rối loạn tâm trí thường không được phát hiện kịp thời, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay trong thời gian sau đẻ. Nếu tiếp tục không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, người bệnh có thể rơi vào trạng thái cô đơn, dần xa lánh bạn bè, người thân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, hành động hủy hoại thân thể hoặc toan tính tự tử. Đến lúc ấy mới tìm đến bác sĩ tâm thần thì chẩn đoán đã quá rõ ràng nhưng điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều.
Vì thế, với những trẻ gặp rối loạn tâm trí này, gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con có biểu hiện như thế. Ví dụ nếu trẻ bị là do ngồi máy tính, chơi điện tử nhiều… thì cha mẹ nên giới hạn trẻ chỉ ngồi 1-2 tiếng sau đó phải đứng lên. Có thể đặt đồng hồ tính giờ để hết thời gian trẻ tự động có phản xạ thay đổi. Nếu do áp lực học tập thì cha mẹ chú ý đến vấn đề tâm lý của trẻ, không tạo áp lực lớn cho trẻ trong thi cử…
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, ở các nước phát triển, khoảng thời gian kể từ khi có biểu hiện rối loạn tâm trí đến khi bệnh nhân được đưa đến phòng khám tâm thần, trung bình mất 1-2 năm. Với các nước đang phát triển, thời gian này chắc chắn lâu hơn và tình trạng còn tồi tệ hơn nhiều, bởi WHO đã chỉ ra rằng, có đến 80% bệnh nhân tâm thần không được chăm sóc y tế phù hợp.
Để phòng rối loạn tâm trí ở trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ như máy tính, ipad... Nếu cho trẻ tiếp xúc quá sớm với thế giới ảo hay trò công nghệ, thay vì động tác thật thì trẻ lại làm động tác giả. Việc này cực kỳ nguy hiểm. Trẻ dễ lầm tưởng thế giới ảo với cuộc sống thật, ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định hoặc suy nghĩ của mình, TS. Dũng cảnh báo.
Ngoài ra, nên cân bằng trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc; coi trọng và quan tâm thích đáng đến đời sống tinh thần của gia đình, tránh để bất kỳ một thành viên nào rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, và tránh gây stress đối với người xung quanh; trau dồi kiến thức về phòng chống rối loại tâm là những việc cần làm ở mỗi cá nhân và bậc làm cha mẹ.
(Nguồn: dantri.com.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Những thói quen khi còn nhỏ có thể gây tổn hại sức khỏe khi lớn (7/4/2015)
- Phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng đột ngột thế nào? (3/4/2015)
- Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên (19/3/2015)
- Phòng bệnh tiêu chảy mùa nồm cho trẻ (17/3/2015)
- Đề phòng những tai nạn trẻ có thể gặp trong dịp Tết (13/2/2015)
- Chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ của trẻ trong những ngày tết (10/2/2015)
- Bé bị đau đầu mẹ chớ xem thường (30/1/2015)
- Phòng bệnh viêm hô hấp lúc giao mùa cho trẻ (24/1/2015)
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ khò khè (18/1/2015)
- Những sai lầm cơ bản trong việc điều trị sổ mũi cho trẻ trong mùa đông (16/1/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều