Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Cập nhật: 19/9/2012 | 2:58:09 PM
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một trong những bệnh lý khiến các bậc phụ huynh luôn phải quan tâm lo lắng. Có em thì bị táo bón kéo dài, có em lại bị đi ngoài sống phân, tiêu chảy… Vì sao lại thế và làm thế nào để khắc phục?
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Nói về nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thì có nhiều, nhưng đối với trẻ em thì những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do trẻ chưa ý thức được vấn đề vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, nề nếp sinh hoạt và sự lây nhiễm qua tiếp xúc. Đặc biệt là đối với học sinh thì những rối loạn tiêu hóa thường gặp là táo bón và tiêu chảy cấp.
Ảnh minh họa (nguồn Internet) |
Táo bón
Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý hệ thống tiêu hoá và cũng là triệu chứng xuất hiện trong rất nhiều bệnh lý khác trong cơ thể. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân và nếu táo bón xảy ra kéo dài ở trẻ em, rất dễ dẫn tới các tổn thương thực thể của đại trực tràng nếu không được điều trị kịp thời.
Một số trẻ bị táo bón do mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS), có thể xảy ra khi trẻ bị stress hoặc khi trẻ ăn phải thức ăn nào đó, thường là thức ăn quá nhiều chất béo hoặc gia vị. Tuy nhiên cũng cần chú ý trong một số trường hợp, táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý thực thể nào đó như dài đại tràng, trĩ… vì vậy cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám nếu táo bón kéo dài.
Tiêu chảy cấp
Người lớn nên quan tâm tới vấn đề tiêu hóa của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe của trẻ. Điều quan trọng là cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ gặp rối loạn tiêu hóa để được khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp. |
Khi bị tiêu chảy cấp, ngoài đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng nhiều nước, thường có kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân. Các nguyên nhân hay gặp gây nên tiêu chảy cấp ở trẻ em là:
- Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn, do các vi khuẩn dạng campylobacter gây ra. Ổ chứa vi khuẩn là động vật, thường là ở gia súc và gia cầm như chó con, mèo con, chim, lợn, các động vật gặm nhấm… đều có thể là nguồn lây bệnh cho người. Nguyên nhân các vụ dịch xảy ra phần lớn liên quan đến thức ăn và nhất là thịt gia cầm không được nấu chín, sữa không được tiệt khuẩn và nước chưa được lọc sạch.
- Tiêu chảy cấp do salmonela: đây là nguyên nhân hay gặp nhất trong các nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn. Khi nhiễm vi khuẩn, sau 12 – 36 giờ sẽ xuất hiện các biểu hiện đau bụng dữ dội vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi đau lan tỏa khắp bụng; buồn nôn và nôn nhiều lần, ỉa chảy nhiều lần trong ngày, dẫn đến mất nước nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiểu niệu, vô niệuvà tử vong do rối loạn nước và điện giải. Điều trị chủ yếu bổ sung nước và điện giải, hạ sốt, an thần và cân nhắc khi sử dụng kháng sinh.
- Tiêu chảy cấp do độc tố của tụ cầu: bệnh cảnh này là do ăn phải thức ăn đã nhiễm ngoại độc tố của tụ cầu vàng. Sau khi nhiễm từ 30phút – 6giờ, bệnh nhân đột ngột xuất hiện đau bụng dữ dội vùng thượng vị nhiều hơn vùng rốn, đau quặn từng cơn; buồn nôn và nôn nhiều lần trước khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước; thường không có sốt hoặc sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, có thể rối loạn nước và điện giải dẫn đến trụy tim mạch, dễ gây tử vong ở trẻ nhỏ. Điều trị chủ yếu là bổ sung nước và điện giải, trợ tim mạch.
- Bệnh do Rotavirus: bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống nhiễm virus. Virus này chủ yếu gây bệnh cho trẻ em dưới 2 tuổi; thường xuất hiện sau 24 – 48h, khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao hoặc không sốt, nôn nhiều, ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, đôi khi dẫn đến rối loạn nước và điện giải rất nhanh. Điều trị chủ yếu là điều chỉnh cân bằng nước và điện giải.
Salmonella thủ phạm gây bệnh tiêu chảy cấp. |
Dự phòng rối loạn tiêu hóa thế nào?
Táo bón: Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.
Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ kết hợp hoa quả như cam, bưởi, đặc biệt là chuối, cho trẻ ăn 1 – 2 quả chuối một ngày có thể đạt được hiệu quả của việc nhuận tràng, uống nước đun sôi để ấm. Ngoài ra có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60ml và pha bằng nước sôi.
Tiêu chảy: Để dự phòng tiêu chảy cấp cho trẻ, người lớn (gia đình và nhà trường) cần giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sạch sẽ; giữ gìn vệ sinh cá nhân như luôn rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; không chơi đùa tại những nơi có rác bẩn; không ăn thức ăn đường phố, thức ăn không đảm bảo vệ sinh; ăn chín uống sôi… Với người lớn thì cần chế biến và bảo quản thức ăn, nước đảm bảo an toàn thực phẩm; phải đảm bảo có “đôi bàn tay sạch” khi chế biến thức ăn; quản lý tốt chất thải sinh hoạt ra môi trường. Không nên để trẻ gần gũi, ôm ấp vật nuôi, đặc biệt khi vật nuôi có dấu hiệu bị ốm. Cần cách ly trẻ mang bệnh với các trẻ khác để tránh bệnh lây lan…
Rối loạn tiêu hóa là chứng bệnh thường gặp và cũng có nhiều người chủ quan nên đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Do đó, người lớn nên quan tâm tới vấn đề tiêu hóa của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe của trẻ. Điều quan trọng là cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ gặp rối loạn tiêu hóa để được khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.
(Nguồn: Sức khỏe& Đời sống)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Stress ở trẻ em (19/9/2012)
- Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tim ở trẻ sinh non (18/9/2012)
- Những bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ (17/9/2012)
- Cải thiện và phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ em (15/9/2012)
- Những sai lầm khi cho trẻ ăn rau (14/9/2012)
- Giúp trẻ vượt qua căng thẳng đầu năm học mới (13/9/2012)
- Mẹo giảm ho cho bé khi trời lạnh (12/9/2012)
- Phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ (12/9/2012)
- Những điều cần nhớ khi trẻ con tuổi chập chững (11/9/2012)
- Giúp bé thông minh nhờ dinh dưỡng (11/9/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều