Sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa
Cập nhật: 14/10/2012 | 9:00:08 PM
Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở.
Nguyên nhân thường là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp, … Nếu không được sơ cứu kịp thời, trẻ dễ bị tử vong.
Nhận biết trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ đang bú, (hoặc sau bú) đột ngột ho, sặc sụa, tím tái. Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng. Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng. Trường hợp nặng, trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim và tử vong.
Phương pháp vỗ lưng, ấn ngực.
Sơ cứu thế nào?
Khi trẻ bắt đầu có biểu hiện bị sặc sữa như ho, sặc sụa,… ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần xử trí như sau:
Vỗ lưng, ấn ngực: Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
Thông đường thở: Dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Cho trẻ bú đúng tư thế để phòng tránh sặc sữa.
Phòng tránh sặc sữa
Khi cho trẻ bú cần thực hiện như sau:
- Bế trẻ ở tư thế đầu cao khi cho bú. Quan sát trẻ trong khi bú, tốt nhất là thấy được trẻ nuốt sau khi mút sữa. Nếu thấy trẻ không muốn ăn, sữa còn trong miệng thì phải dừng cho bú, nếu cho ăn bằng thìa thì không đổ tiếp. Không ép trẻ ăn. Sau khi bú xong nên bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ, vỗ lưng nhẹ để trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ kích thích gây sặc.
- Nếu trẻ bú bình thì lỗ thông đầu vú không nên đục quá rộng, tốt nhất đục 1- 2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.
- Không cho trẻ bú khi đang nằm ngủ, trẻ đang khóc, ho,…
(Nguồn: benhvathuoc.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Tại sao trẻ em thời nay không ngủ đủ vào ban đêm? (12/10/2012)
- Cho trẻ tập đi sớm Nguy cơ tổn thương xương (11/10/2012)
- Những loại thực phẩm cần thận trọng với bé (10/10/2012)
- Dị ứng thực phẩm ở trẻ (9/10/2012)
- Một số bệnh mùa thu và cách phòng ngừa cho trẻ (8/10/2012)
- 1 vài nguyên tắc khi cho con dùng di động (8/10/2012)
- Những cách làm sai lầm khi bé sốt (8/10/2012)
- Vi chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ (8/10/2012)
- Đối phó chứng đái dầm ở trẻ (7/10/2012)
- Dinh dưỡng cho bé mắc chứng rối loạn cảm giác (5/10/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều