Trung Quốc xôn xao vì sữa cho trẻ sơ sinh nhiễm chất gây ung thư
Cập nhật: 24/7/2012 | 7:34:29 AM
Một công ty sữa của Trung Quốc đang tiến hành thu hồi một số sản phẩm sữa bột trẻ sơ sinh sau khi nhà chức trách phát hiện thấy chất độc có khả năng gây ung thư trong các loại sữa này.
Ảnh minh họa: Nhà chức trách Trung Quốc đang kiểm tra sản phẩm sữa.
Theo tờ Wall Street Journal, vụ việc đã một lần nữa cho thấy những thách thức nan giải của Trung Quốc trong việc cải tổ ngành công nghiệp sữa dính quá nhiều bê bối của nước này.
Phải thực hiện thu hồi sữa đợt này là công ty Hunan Ava Dairy Industry ở khu vực miền Trung của Trung Quốc. Sản phẩm bị thu hồi là 5 lô sữa thương hiệu Nanshan Bywise sản xuất trong thời gian từ tháng 7-12/2011.
Theo phát hiện của Sở Thương mại Quảng Châu, 5 lô sữa này có chứa hóa chất aflatoxin có khả năng gây ung thư. Nhà chức trách Quảng Châu đã mở một cuộc điều tra và yêu cầu thu hồi lô sữa nói trên tại địa phương này. Tuy không nêu rõ nguồn gây nhiễm độc, nhà chức trách cho rằng, sản phẩm sữa có thể bị nhiễm hóa chất trong quá trình đóng gói, do ô nhiễm hoặc cất giữ không đúng cách.
Cả nhà chức trách và phía công ty Hunan Ava đều từ chối cung cấp thêm thông tin liên quan tới vụ việc.
Đây là vụ thu hồi sữa nhiễm độc mới nhất ở Trung Quốc sau khi các nhà chức trách nước này đã đóng cửa một loạt trang trại sản xuất sữa quy mô nhỏ và buộc các công ty sữa phải mở rộng quy mô hoạt động để tạo điều kiện giám sát dễ dàng, tăng cường các tiêu chuẩn an toàn nhằm giành lại niềm tin của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp sữa nội địa.
Từ năm 2008 tới nay, ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc liên tục rúng động vì các vụ sữa nhiễm độc. Điển hình nhất là vụ bị phát hiện vào năm 2008 với 6 em bé tử vong và 300.000 em khác mắc bệnh vì uống phải sữa nhiễm melamine.
Tháng 6 vừa qua, hãng sữa hàng đầu Trung Quốc về doanh thu là Inner Mongolia Yili Industrial Group đã phải thu hồi một số sản phẩm sữa bột trẻ sơ sinh sau khi thanh tra phát hiện thấy các sản phẩm này có hàm lượng thủy ngân cao tới mức nguy hiểm.
Tháng 12 năm ngoái, nhà chức trách Trung Quốc cho biết họ phát hiện thấy hàm lượng hóa chất aflatoxin vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong sản phẩm sữa của công ty China Mengniu Dairy, công ty sữa lớn thứ nhì của nước này sau Yili.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu Euromonitor International, năm 2011, doanh thu thị trường sữa ở Trung Quốc tăng 8,5%, đạt mức 28 tỷ USD. Tuy nhiên, người tiêu dùng Trung Quốc đang chuyển sang dùng sữa ngoài ngày càng nhiều, nhất là các thương hiệu sữa bột sơ sinh nhập khẩu, do không còn tin vào sữa nội.
Mức độ ảnh hưởng của vụ thu hồi sữa mới nhất này hiện chưa được xác định. Sản phẩm của Hunan Ava được bán toàn quốc thông qua các trang web bán hàng trực tuyến như Taobao. Chính Taobao cũng đã đăng tải thông tin về việc sữa của Hunan Ava bị nhiễm độc.
Phản ứng trước thông tin về sữa nhiễm độc của Hunan Ava, các cư dân trên mạng Sina Weibo tỏ ra vô cùng lo ngại và đặt câu hỏi, làm thế nào mà các sản phẩm này đặt chân ra được thị trường. “Chẳng nhẽ sữa không được kiểm nghiệm trước khi bán cho người tiêu dùng?”, một người viết. Một số khác thậm chí còn truyền tay nhau một bức tranh biếm họa trong đó một em bé đang bị những chai sữa tấn công.
Phải thực hiện thu hồi sữa đợt này là công ty Hunan Ava Dairy Industry ở khu vực miền Trung của Trung Quốc. Sản phẩm bị thu hồi là 5 lô sữa thương hiệu Nanshan Bywise sản xuất trong thời gian từ tháng 7-12/2011.
Theo phát hiện của Sở Thương mại Quảng Châu, 5 lô sữa này có chứa hóa chất aflatoxin có khả năng gây ung thư. Nhà chức trách Quảng Châu đã mở một cuộc điều tra và yêu cầu thu hồi lô sữa nói trên tại địa phương này. Tuy không nêu rõ nguồn gây nhiễm độc, nhà chức trách cho rằng, sản phẩm sữa có thể bị nhiễm hóa chất trong quá trình đóng gói, do ô nhiễm hoặc cất giữ không đúng cách.
Cả nhà chức trách và phía công ty Hunan Ava đều từ chối cung cấp thêm thông tin liên quan tới vụ việc.
Đây là vụ thu hồi sữa nhiễm độc mới nhất ở Trung Quốc sau khi các nhà chức trách nước này đã đóng cửa một loạt trang trại sản xuất sữa quy mô nhỏ và buộc các công ty sữa phải mở rộng quy mô hoạt động để tạo điều kiện giám sát dễ dàng, tăng cường các tiêu chuẩn an toàn nhằm giành lại niềm tin của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp sữa nội địa.
Từ năm 2008 tới nay, ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc liên tục rúng động vì các vụ sữa nhiễm độc. Điển hình nhất là vụ bị phát hiện vào năm 2008 với 6 em bé tử vong và 300.000 em khác mắc bệnh vì uống phải sữa nhiễm melamine.
Tháng 6 vừa qua, hãng sữa hàng đầu Trung Quốc về doanh thu là Inner Mongolia Yili Industrial Group đã phải thu hồi một số sản phẩm sữa bột trẻ sơ sinh sau khi thanh tra phát hiện thấy các sản phẩm này có hàm lượng thủy ngân cao tới mức nguy hiểm.
Tháng 12 năm ngoái, nhà chức trách Trung Quốc cho biết họ phát hiện thấy hàm lượng hóa chất aflatoxin vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong sản phẩm sữa của công ty China Mengniu Dairy, công ty sữa lớn thứ nhì của nước này sau Yili.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu Euromonitor International, năm 2011, doanh thu thị trường sữa ở Trung Quốc tăng 8,5%, đạt mức 28 tỷ USD. Tuy nhiên, người tiêu dùng Trung Quốc đang chuyển sang dùng sữa ngoài ngày càng nhiều, nhất là các thương hiệu sữa bột sơ sinh nhập khẩu, do không còn tin vào sữa nội.
Mức độ ảnh hưởng của vụ thu hồi sữa mới nhất này hiện chưa được xác định. Sản phẩm của Hunan Ava được bán toàn quốc thông qua các trang web bán hàng trực tuyến như Taobao. Chính Taobao cũng đã đăng tải thông tin về việc sữa của Hunan Ava bị nhiễm độc.
Phản ứng trước thông tin về sữa nhiễm độc của Hunan Ava, các cư dân trên mạng Sina Weibo tỏ ra vô cùng lo ngại và đặt câu hỏi, làm thế nào mà các sản phẩm này đặt chân ra được thị trường. “Chẳng nhẽ sữa không được kiểm nghiệm trước khi bán cho người tiêu dùng?”, một người viết. Một số khác thậm chí còn truyền tay nhau một bức tranh biếm họa trong đó một em bé đang bị những chai sữa tấn công.
(Nguồn: dantri.com.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Một số nghề nghiệp của cha ảnh hưởng lớn đến con (23/7/2012)
- Hội nghị quốc tế về AIDS 2012 (23/7/2012)
- Dịch bệnh tay, chân, miệng tăng cao ở các tỉnh phía bắc (22/7/2012)
- 4.000 người xếp hình giọt máu khổng lồ tại Hà Nội (22/7/2012)
- Dịch H5N1 lây lan mạnh, người dân vẫn chủ quan (20/7/2012)
- “Rửa tay với xà phòng, vì một Việt Nam không dịch bệnh” (20/7/2012)
- Phê chuẩn thuốc viên Truvada để điều trị dự phòng lây nhiễm HIV (20/7/2012)
- Việt Nam tăng 20% ngân sách quốc gia cho ứng phó với HIV (19/7/2012)
- Sở Y tế Quảng Ninh Giao ban CT quý II và triển khai nhiệm vụ CT 6 tháng cuối năm (19/7/2012)
- Bước tiến mới của mạng lưới y tế cơ sở: Đầu tư mạnh cho tuyến “xương sống” (19/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều