Rửa tay với xà phòng là biện pháp đơn giản, hiệu quả phòng chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Cập nhật: 16/5/2016 | 3:35:39 PM
Thống kê cho thấy, mỗi năm trên thế giới có trên 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do mắc bệnh tiêu chảy và gần 1,8 triệu trẻ tử vong do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính. Tiêu chảy và viêm phổi trở thành 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ em.
Trong khi đó chỉ cần bạn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng vào những
thời điểm quan trọng, bao gồm trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn và sau khi đi
vệ sinh đã có thể giúp giảm tới 40% tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy và 23 % tỷ lệ mắc
các bệnh lý về đường hô hấp cấp tính.
Trong
quá trình hoạt động hàng ngày, mỗi người sẽ phát sinh việc tích lũy nhiều vi
khuẩn trên tay. Mặc dù chúng ta không thể giữ tay vô trùng, nhưng việc rửa tay
thường xuyên bằng xà phòng có thể giúp mỗi người tự bảo vệ bản thân và hạn chế
lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại.
Hãy
tạo thói quen giữ sạch đôi tay cho mình và cho trẻ vì điều này có lợi cho sức
khỏe. Thói quen này nên tập cho trẻ càng sớm càng tốt, khi trẻ bắt đầu có ý thức
về vệ sinh cá nhân để tạo dần cho trẻ thói quen tự bảo vệ sức khỏe bản thân.
Cần thường xuyên rửa tay với xà phòng
vào các thời điểm quan trọng:
-
Trước khi chế biến thức ăn.
-
Trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn.
-
Sau khi đi vệ sinh.
-
Sau khi làm vệ sinh cho trẻ.
“Rửa tay với xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng”
Rửa
tay đúng cách do Bộ Y tế khuyến cáo gồm 6 bước:
Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà
phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các
ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các
kẽ trong ngón tay
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này
vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay
kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay
kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Mỗi bước “chà” 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.
(Nguồn: BS Nguyễn Văn Hùng - Khoa KSCBTN)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh hỗ trợ triển khai công tác quan trắc môi trường Y tế tại Điện Biên (16/5/2016)
- Sở Y tế; Trung tâm Y tế dự phòng Bắc Giang thăm quan, trao đổi mô hình quản lý Vắc xin dịch vụ và phát triển dịch vụ Y tế dự phòng tại Quảng Ninh. (13/5/2016)
- Đoàn cán bộ tỉnh Ủy Quảng Ninh đánh giá công tác ứng dụng khoa học công nghệ tại Trung tâm (12/5/2016)
- Thành phố Cẩm Phả phát động chiến dịch ”Người dân tự diệt muỗi, bọ gậy, phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết (25/4/2016)
- Tập huấn thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm xét nghiệm Zika (21/4/2016)
- Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống Sốt rét 25/4: Bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống (21/4/2016)
- Lồng ghép Dịch tễ - Xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét (20/4/2016)
- ”Ý thức vệ sinh, vệ sinh môi trường, phòng tránh muỗi đốt của mỗi cá nhân, gia đình là cách tốt nhất hạn chế bùng phát dịch Zika ” (8/4/2016)
- Đoàn chuyên gia của WHO làm việc tại Quảng Ninh làm việc về giám sát trọng điểm viêm đường hô hấp cấp tính nặng (4/4/2016)
- Cách nhận biết Rubella những biến chứng và cách phòng bệnh (20/3/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều