Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Những bệnh thường gặp sau lũ và biện pháp phòng tránh

Cập nhật: 27/7/2015 | 9:16:18 PM

Sau mưa lũ vô số vi sinh vật từ đất, bụi, chất thải,… hòa vào dòng nước là nguy cơ và mầm mống tạo ra dịch bệnh với con người.

Rác thải sau mưa lũ gây nguy cơ dịch bệnh cho con người. 

Bệnh đường ruột do vi khuẩn gây ra

Bệnh đường ruột phổ biến nhất trong và sau bão lụt là bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp tính. Bệnh này có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên nhưng nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn tả (Vibrio cholera). Loại vi khuẩn này có khả năng lây lan nhanh chóng khi hòa vào các nguồn nước trong mùa mưa lũ. Bệnh tiêu chảy cấp ngoài nguyên nhân do vi khuẩn tả gây nên còn do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác.

Bệnh đường ruột do virut gây ra

Bệnh tiêu chảy do virut gây ra trong mùa mưa, lũ cũng có nhiều loại virut khác nhau. Một trong các loại virut gây tiêu chảy có thể gặp trong mùa mưa, lũ, lụt là Rotavirus. Ở trẻ em, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus là rất lớn và có khả năng lây lan nhanh. Bên cạnh bệnh tiêu chảy do Rotavirus, người dân có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa do virut viêm gan A, virut viêm gan E. Cho nên, người dân phải đặc biệt lưu ý ăn uốn, sinh hoạt hợp vệ sinh để tránh các nguy cơ mắc và lây lan bệnh.

Bệnh đường ruột do ký sinh trùng

Vi khuẩn gây bệnh tả trở thành mối nguy hiểm hàng đầu sau lũ.
Trong và sau mùa mưa lũ, nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn, virut đồng thời cũng bị ô nhiễm ký sinh trùng một cách đáng kể, trong đó nhiễm ký sinh trùng amíp (gây bệnh lỵ amíp), các loại giun sán là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cho con người.

Bệnh sốt vàng da, chảy máu do vi khuẩn Leptospira gây ra

Bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước. Trong và sau mưa bão, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể con người.

Biện pháp ngăn chặn các bệnh về đường ruột sau mưa lụt?

Trước hết, cần lưu ý đến việc vệ sinh môi trường sống và nguồn nước sinh hoạt. Đây là một việc làm hết sức cần thiết bởi giải quyết nguồn nước hợp vệ sinh cho dân sử dụng là một việc làm khó khăn trong điều kiện vừa xảy ra mưa lụt. Các vùng, miền chưa có nước máy thì cần thau, rửa, vệ sinh sạch sẽ giếng khơi, sát trùng bằng cloramin B theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở. Cố gắng quản lý tốt chất thải, đặc biệt là các loại chất thải như phân, nước tiểu, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện, tránh không cho mầm bệnh lây lan ra môi trường xung quanh. Những ao tù, nước đọng cần được khơi thông. Phát động mọi người dân tự giác vệ sinh trong từng gia đình, từng ngõ xóm, tạo môi trường sống phong quang, sạch sẽ nhằm hạn chế đến mức tối đa mầm bệnh phát triển.

Tuyên truyền cho mọi người dân bằng mọi hình thức như đài phát thanh, tổ dân phố, làng, xóm, các cháu học sinh... để người dân thực hiện ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không ăn rau sống, uống nước lã, không đi vệ sinh bừa bãi. Không nên tắm ở ao, hồ, sông vừa bị lũ, lụt. Không ngâm mình dưới nước thời gian lâu.

Mọi người dân nên đến trạm y tế để tiêm phòng những loại vaccin phòng bệnh về đường ruột. Các trạm y tế cố gắng có đủ các loại vacxin phòng bệnh đường ruột cần thiết để giúp dân phòng tránh bệnh đường ruột sau mưa, lũ, lụt một cách có hiệu quả.

(Nguồn: thoiviet.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014