Ngăn Chặn Nguy Cơ Mắc Bệnh Tim Mạch
Cập nhật: 17/7/2012 | 9:02:37 PM
Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu trong mọi nguyên nhân gây tử vong. Ngoài yếu tố bẩm sinh, đa số trường hợp là do sai lầm trong lối sống.
Trước đây anh T. vẫn thấy khỏe bình thường, chỉ mới lần khám sức khỏe tổng quát đầu năm nay cho thấy lượng đường trong máu hơi tăng, cholesterol tăng cao, đo điện tim thấy có dấu hiệu thiếu máu cơ tim nhẹ. Vì bận công việc nên anh T. bỏ qua không điều trị tích cực. Ngoài ra anh T. có người cha chết vì bệnh xuất huyết não. Anh T. có nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao mà không biết.
Có những yếu tố nguy cơ không thay đổi được, tuy nhiên cũng có các yếu tố nguy cơ có thể ngăn chận. Hiểu được điều này ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh.
1 Các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể thay đổi được, bao gồm: tuổi, giới, di truyền. Đây là các yếu tố nguy cơ mà nền y học đang bó tay.
- Tuổi: càng cao tuổi nguy cơ bệnh tim mạch càng tăng. Một thống kê ở Mỹ cho thấy cứ năm người chết do bệnh tim mạch thì có tới bốn người trên 65 tuổi.
- Giới tính: trong độ tuổi từ nhỏ đến trung niên, nam bị bệnh tim mạch nhiều hơn nữ, nhưng đến tuổi mãn kinh thì tỉ lệ bệnh tim mạch ở nữ xấp xỉ ở nam.
- Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bố mẹ hay anh chị em bị bệnh tim thì con cái, anh chị em ruột có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
2 Các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được:
- Thuốc lá: ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, là nguyên nhân hay gặp gây nhồi máu cơ tim ở tuổi dưới 40. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao gấp 2-4 lần người không hút thuốc
- Cholesterol máu cao, LDL và cholesterol toàn phần cao, HDL thấp sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Béo phì: người béo phì dễ bị tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và là nguy cơ của bệnh tim mạch. Nhất là béo phì kèm theo béo bụng.
- Ít hoặc không vận động: Khi vận động cơ thể tăng tiêu hao năng lượng, mọi cơ quan tăng cường hoạt động giúp thải trừ các chất độc hại ra ngoài, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. Vận động làm tăng sức mạnh của cơ bắp, làm tim và mạch máu đàn hồi tốt hơn, dẻo dai hơn. Vì vậy người ít hoặc không vận động có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch hơn so với người năng vận động, rèn luyện cơ thể.
- Tăng huyết áp: Ở người bệnh tăng huyết áp, thành mạch máu thường bị vữa xơ nên rất kém co giãn. Do đó để tống máu đi, tim phải co bóp mạnh hơn. Hệ quả là cơ tim sẽ dày lên và cứng hơn, sự cố gắng liên tục sẽ làm tim suy yếu. Do áp lực lên thành động mạch tăng cùng với sự vữa xơ, mạch máu dễ bị vỡ ở những nơi xung yếu, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
- Bệnh đái tháo đường: Theo một nghiên cứu, hơn 65% người đái tháo đường bị tử vong vì bệnh tim mạch.
- Bị stress làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Người bệnh tim mà liên tục chịu ảnh hưởng của stress thì tần số cơn đau thắt ngực tăng lên.
- Rượu làm tăng huyết áp, tăng triglicerid máu, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tuy nhiên uống rượu vang đỏ đều đặn một ly hằng ngày lại tốt cho tim mạch.
3 Yếu tố nguy cơ ở phụ nữ:
Uống thuốc viên ngừa thai sẽ làm tăng nhẹ nguy cơ nhồi máu cơ tim sớm ở nữ giới, nếu kèm thêm hút thuốc lá thì nguy cơ này tăng lên rất nhiều lần.
Trong giai đoạn mang thai nếu bị tiền sản giật, đái tháo đường, hoặc người sinh con nhẹ cân cũng tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim sớm.
Nhóm có nguy cơ thẤp | Nhóm có nguy cơ cao | Nhóm có nguy cơ trung bình | |
NhẬn biẾt | Khi có tất cả các yếu tố sau đây: không hút thuốc lá, cholesterol toàn phần dưới 200mg/dL và HDL trên 40mg/dL, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg, không bị đái tháo đường, gia đình không có ai sớm mắc bệnh mạch máu | Khi có bất kỳ yếu tố nào sau đây: đã biết bị bệnh động mạch vành hay bệnh mạch máu khác, bị bệnh đái tháo đường type 2, trên 65 tuổi kèm theo một hoặc nhiều yếu tố (hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ trong máu, béo phì) | Khi không thể xếp vào nhóm nguy cơ thấp hoặc nhóm nguy cơ cao |
GIẢI pháp | Không cần điều trị. Chỉ cần tiếp tục duy trì lối sống khỏe mạnh (ăn uống hợp lý, tập luyện thể lực, không bị béo phì) | Cần điều trị càng sớm càng tốt | Cần thay đổi lối sống để có được như người có nguy cơ thấp, đồng thời cũng cần được kiểm tra thêm xem có bệnh động mạch vành hay không |
(Nguồn: benhtim.suckhoevietnam.info)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 7 loại hải sản giúp duy trì trái tim khỏe mạnh (16/7/2012)
- 7 yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim (14/7/2012)
- Triệu chứng báo hiệu bệnh viêm cơ tim (11/7/2012)
- Chế độ ăn giàu đạm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim (10/7/2012)
- Marathon gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch? (9/7/2012)
- Chế độ ăn uống tốt cho tim mạch (9/7/2012)
- Cắt giảm lượng chất béo chưa hẳn đã tốt cho tim (8/7/2012)
- Chế độ ăn lành mạnh có thể phòng ngừa đau tim (7/7/2012)
- Ăn nhiều rau quả giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim (6/7/2012)
- Phụ nữ đau tim, do đâu? (5/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều