Mối nguy hiểm trong thực phẩm cho con
Cập nhật: 1/11/2011 | 9:43:15 PM
Không phải tất cả các loại thực phẩm đều an toàn cho trẻ, cũng có khi là xuất phát từ cách chế biến. Nếu không cẩn thận, một số thực phẩm có thể khiến con bạn ngạt thở.
Khi bé của bạn biết một chút, chúng sẽ háo hức với việc lấy thức ăn từ đĩa của người khác và bạn háo hức muốn bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn của con. Tuy nhiên, có một điều bạn cần biết là không phải tất cả các loại thực phẩm đều an toàn cho trẻ, cũng có khi là không an toàn xuất phát từ cách chế biến. Nếu không cẩn thận, một số thực phẩm có thể khiến con bạn ngạt thở.
Cha mẹ nên quan tâm một số lưu ý sau để bảo vệ con khỏi những rủi ro đáng tiếc từ thực phẩm.
Trẻ từ 12 đến 24 tháng
Sữa ít chất béo: Hầu hết các trẻ mới biết đi trẻ rất cần chất béo và calo của sữa nguyên chất cho sự tăng trưởng và phát triển. Khi con của bạn lên 2 tuổi và không có bất kỳ vấn đề tăng trưởng nào thì có thể bắt đầu cho con uống sữa có hàm lượng chất béo thấp hơn một chút nếu bạn muốn. Tuy nhiên, trong trường hợp con bạn có nguy cơ bị béo phì hoặc bệnh tim, thì sữa ít béo cũng là một lựa chọn được bác sĩ khuyến khích ngay cả khi trẻ chưa đến 2 tuổi.
Nguy hiểm dẫn đến nghẹt thở
- Miếng thức ăn lớn: Một miếng thức ăn lớn hơn hạt đậu có thể bị mắc kẹt trong cổ họng của con nếu không chú ý. Các loại rau như cà rốt, cần tây, và đậu xanh nên được thái hạt lựu, cắt nhỏ, hoặc nấu chín và nghiền nhỏ. Tuyệt đối không nên để các loại thực phẩm này to vì con bạn chưa thể biết nhai kĩ để nuốt. Nếu không cẩn thận sẽ khiến trẻ bị nghẹn và dễ bị nghẹt thở.
- Các loại thức ăn cứng: Kẹo cứng, giảm ho, các loại hạt, bỏng ngô cũng là những mối nguy hiểm khiến trẻ bị nghẹt thở. Các loại hạt quá nhỏ cũng dễ bị tắc trong khí quản của trẻ và gây ra nhiễm trùng.
- Thức ăn mềm, dính: Tránh cho trẻ ăn kẹo cao su và các thức ăn mềm như kẹo dẻo, mứt hoặc kẹo keo vì chúng có thể dính lại trong cổ họng của con.
- Bơ đậu phộng: Nhiều trẻ có thể bị dị ứng với bơ đậu phộng. Vì vậy các mẹ hãy lưu ý khi cho con ăn loại thực phẩm này nhé. Cho con ăn miếng nhỏ để dễ nuốt, đồng thời cho ăn ít một để kiểm tra các phản ứng với cơ thể con xem sao.
Một số lưu ý khác:
• Tránh cho con ăn khi đang đi trên xe
• Nếu cho con dùng thuốc bôi giảm đau khi mọc răng thì phải chú ý vì nó có thể làm tê cổ họng của con và khiến con khó nuốt.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên
Mặc dù ở tuổi này, con đã có thể ăn uống tốt hơn hẳn nhưng trẻ vẫn có thể bị nghẹt thở. Vì vậy, cha mẹ vẫn cần quan tâm một số lưu ý như đã kể ở trên:
- Không cho con ăn khi đang di chuyển trên xe
- Không khuyến khích việc cho con ăn trong khi đi bộ, xem truyền hình, hoặc làm bất cứ điều gì khác mà có thể khiến con mất tập trung khi ăn, dễ dẫn đến bị nghẹn.
Nguy hiểm dị ứng từ thức ăn đối với trẻ
Các bác sĩ vẫn thường khuyên các bậc cha mẹ nên đợi khi con được một tuổi hoặc lớn hơn nữa mới nên cho con tập ăn các loại thực phẩm rắn dễ gây dị ứng phổ biến, đặc biệt là với những trẻ có nguy cơ dị ứng cao. Tuy nhiên, mới đây, Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đã thay đổi quan niệm này vì nghiên cứu cho thấy rằng sự trì hoãn cho trẻ tiếp xúc với các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng không có tác dụng giúp hạn chế sự dị ứng ở trẻ.
Đối với trẻ mới biết đi, không nhất thiết phải cho trẻ tiếp xúc với nhiều đồ ăn mới liên tục, trừ khi con bạn bị dị ứng với các loại thực phẩm khác. Nếu con của bạn bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó thì tốt hơn hết nên dừng vài ngày sau khi thử để chắc chắn rằng con không có phản ứng xấu với món ăn đó.
Để yên tâm hơn, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn cho con thử các loại thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến với trẻ như trứng, sữa, lạc, lúa mì, đậu nành, các loại hạt cây, cá và động vật có vỏ...
(Nguồn: afamily.vn)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Top 10 thực phẩm vàng cho trái tim (1/11/2011)
- Thực phẩm bảo vệ tim mạch (22/10/2011)
- Mầm bệnh từ thịt ”siêu nạc”, ”đỏ tươi” (27/9/2011)
- Những món ăn giúp nhuận da, chống lão hoá (17/9/2011)
- Một số nguyên tắc sử dụng vitamin và các chất khoáng (11/9/2011)
- Thực phẩm nên hạn chế trong bữa sáng (31/8/2011)
- Để thực phẩm ngon, đẹp, an toàn (14/7/2011)
- Hoa hiên nhiều công dụng (14/7/2011)
- Đầy đủ dinh dưỡng, tóc sẽ khỏe (14/7/2011)
- Tác dụng tuyệt vời của nước dừa (14/7/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều