Khiếp với rau, củ, quả được “làm đẹp”!
Cập nhật: 31/1/2013 | 9:54:33 AM
Để rau, củ, quả có mã đẹp, nhằm thu hút người mua, không ít người trồng rau, củ, quả đã không ngần ngại “tráng” những sản phẩm này qua hóa chất. Hàng loạt các thông tin như cải thảo nhiễm độc, giá đỗ được ủ bằng hóa chất lạ rồi nhiều loại hoa quả chứa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép hay măng có chứa lưu huỳnh...Và mới đây nhất là thông tin ngô luộc có hàm lượng chất nitrit (nhóm chất trong danh mục chất bảo quản bị cấm) cao bất thường khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.
Đẹp nhưng độc
Ngày 29/1, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông báo kết quả giám sát an toàn thực phẩm mẫu ngô nguyên liệu, ngô luộc tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy, có hiện tượng ngô luộc sử dụng hóa chất bảo quản nhóm nitrit (phát hiện 14/14 mẫu ngô luộc có hàm lượng nitrit từ 230,3 - 669,2mg/kg). Việc sử dụng nhóm chất nitrit để bảo quản ngô luộc trong chế biến là không được phép, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện dư lượng lớn các hóa chất độc hại, các chất bảo quản nằm trong danh mục cấm sử dụng có trong các mặt hàng rau, củ, quả. Trước đó, qua kiểm tra tại một số chợ chuyên kinh doanh rau, củ, quả trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện loại giá đỗ ngâm hóa chất có nguồn gốc Trung Quốc được bày bán tại các chợ. Theo đó, việc sử dụng hóa chất có nguồn gốc Trung Quốc để ngâm giá đỗ khiến giá đỗ thân căng bóng, không có rễ, trông rất bắt mắt. Và theo người kinh doanh thì với mẫu mã đẹp, bắt mắt, người tiêu dùng mua nhiều hơn. Thực tế PV ghi nhận tại một số chợ thì đa phần người dân khi mua hàng đều có tâm lý lựa chọn thực phẩm hoặc rau, củ, quả có bên ngoài tươi, căng, bóng, mọng... Với những loại rau, củ, quả bị tẩm hóa chất, người tiêu dùng rất khó phân biệt bằng mắt thường.
Nhiều loại rau, củ, quả bị tẩm hóa chất độc hại, khiến người tiêu dùng lo ngại. Ảnh: Trần MinhNgười tiêu dùng e dè hơn trước
Ghi nhận tại các chợ trên địa bàn Hà Nội gần đây, giá cả các mặt hàng vẫn tương đối ổn định. Một số loại rau xanh còn có xu hướng giảm giá khi nguồn cung đã đi vào ổn định. Tuy nhiên, theo nhiều tiểu thương thì người dân khi đi mua mặt hàng rau, củ, quả đã dè chừng hơn nhiều. Ngay cả những loại rau, củ, quả có gắn mác “rau sạch” cũng không ngoại lệ. Chị Đàm Lệ Hoa, tiểu thương tại chợ Thành Công B cho biết: Các loại thực phẩm trong "danh sách đen" cũng như rau, quả bị phát hiện có dư lượng chất bảo quản lớn đều ế ẩm hơn trước rất nhiều. Trước đây, riêng măng, cả bán buôn và bán lẻ cho khách, chị có thể bán 5 - 6 tạ/ngày, nhưng sau khi có thông tin măng bị phát hiện có chứa chất lưu huỳnh, có 2 tạ măng mà chị bán không nổi. Một số loại rau củ từ Trung Quốc như bắp cải, cải thảo, măng khô... đều khó bán hơn trước rất nhiều, cũng xuất phát từ tâm lý lo lắng của người tiêu dùng.
Nhiều người dân khi được hỏi về tình trạng thực phẩm, rau quả độc hại xuất hiện tràn lan trên thị trường gần đây đều tỏ ra bất an khi sự ăn toàn trong bữa ăn gia đình của họ đang bị đe dọa và đặt ra câu hỏi: Những mặt hàng thực phẩm, rau quả biết là nhiễm độc tố có thể ít nhiều tránh hay hạn chế được, vậy còn những mặt hàng chưa biết liệu có tránh được không?
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Công dụng phòng bệnh tuyệt vời của nhiều loại thực phẩm (30/1/2013)
- Những nguy cơ ngộ độc hải sản (28/1/2013)
- Những đồ ăn, thức uống dễ gây ngộ độc trong ngày Tết (24/1/2013)
- Mẹo chọn đồ khô an toàn (23/1/2013)
- Phát hiện đáng sợ về phẩm màu xanh trong thực phẩm (23/1/2013)
- Ăn cá biển dễ ngộ độc vì đông lạnh ”chưa tới” (21/1/2013)
- Ăn đồ hộp có an toàn? (20/1/2013)
- Cách chọn mứt tết hạt dưa không hóa chất (19/1/2013)
- Ăn nhiều hải sản có thực sự tốt cho sức khỏe? (19/1/2013)
- Thức ăn biến đổi thế nào khi nấu nướng? (19/1/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều