Thực phẩm nào giàu axit folic và sắt?
Cập nhật: 30/8/2012 | 4:14:55 PM
Hiện có nhiều sản phẩm sữa được các nhà sản xuất giới thiệu là trong thành phần có chất acid folic và sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Rất khó để biết thực tế có đúng như quảng cáo và công bố trên bao bì hay không nhưng điều dễ thấy nhất là giá thành của những sản phẩm này không hề rẻ.
Acid folic và sắt là 2 thành tố rất aquan trọng tham gia quá trình tạo máu. Thiếu máu, người mẹ sẽ mệt mỏi, dễ sẩy thai, sinh non, sinh con nhỏ yếu, dễ băng huyết khi sinh. Tuy nhiên, để giải quyết nhu cầu bổ sung 2 thành tố này cho cơ thể, không hẳn cứ phải uống sữa có acid folic và sắt bởi lẽ chúng cũng có sẵn trong khá nhiều loại thực phẩm quen thuộc.
Acid folic cùng với vitamin B12 tham gia quá trình cấu tạo tế bào hồng cầu và đặc biệt có vai trò quan trọng trong cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Nguồn thực phẩm chứa nhiều acid folic được biết đến là những loại rau có màu xanh thẫm, nấm, giá đỗ, mầm lúa mì, mầm lúa; gan của bò, gà, heo… Tuy nhiên, acid folic trong thực phẩm rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời; quá trình chế biến cũng có thể làm tỉ lệ acid folic trong thực phẩm mất từ 50% đến 90%.
Gan động vật và thịt, trứng (tức là nhóm thực phẩm có nguồn gốc động vật) cũng được xem là nhóm thực phẩm giàu chất sắt và có tỉ lệ hấp thu cao nhất (30%), kế đó là nhóm các loại đậu đỗ (20%) và các loại ngũ cốc. Viện Dinh dưỡng quốc gia đã cho chúng ta thấy hàm lượng chất sắt cao nhất là trong gan heo, kế đó lần lượt là gan gà, lòng đỏ trứng gà, cua đồng, thịt bò loại 1, thịt chim bồ câu ra ràng, thịt gà…
Cơ thể con người cần bao nhiêu acid folic và sắt? Các nhà khoa học đã khuyến cáo là với người trưởng thành thì nhu cầu cần 300-400 mcg acid folic/người/ngày và khi mang thai cần 600 mcg/người/ngày. Sở dĩ khi có thai cần nhiều hơn là bởi cơ thể thai phụ còn phải cung cấp cho bào thai.
Cơ thể cũng có thể dự trữ chất sắt từ thực phẩm nhưng mỗi ngày sẽ phải mất đi 5% – 10%. Lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới khoảng 8 mg/ngày, với những phụ nữ trong độ tuổi từ 18-50, mỗi ngày cần khoảng 18 mg. Phụ nữ mang thai thì nhu cầu cần cao hơn nhiều để làm tăng khối lượng máu của mẹ, cung cấp cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh.
Để phòng ngừa thiếu acid folic và sắt, chúng ta cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong thực đơn và lưu ý hơn đến những nhóm thực phẩm đã được khẳng định là giàu sắt và acid folic. Chú ý rằng để giữ được nguồn sắt và acid folic trong thực phẩm thì khi mua cần chọn loại còn tươi, sạch, chế biến ngay sau khi mua về và ăn ngay sau khi nấu.
(Nguồn: nld.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Bà bầu nên ăn gì khi bị ốm nghén? (30/8/2012)
- 3 nhóm bệnh nhân không nên uống sữa hàng ngày (29/8/2012)
- Lợi ích và nguy cơ của việc ăn thịt đỏ (29/8/2012)
- Những loại rau, củ, quả có lợi cho sức khỏe trong mùa thu (28/8/2012)
- ”Hàng độc” chống béo phì (27/8/2012)
- Mách bạn cách lựa chọn thực đơn theo ngày (27/8/2012)
- Thực phẩm giúp tâm trạng con người thăng hoa (26/8/2012)
- Da đẹp và dinh dưỡng (26/8/2012)
- Món tốt cho người bệnh lao (26/8/2012)
- Ăn cà chua - Đẹp da, giảm nguy cơ mắc bệnh (24/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều