Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Những quan niệm sai lầm về bệnh cúm

Cập nhật: 25/8/2015 | 3:11:14 PM

Cúm là một trong những bệnh hô hấp phổ biến nhất, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về căn bệnh này.

1. Nhầm lẫn cảm và cúm là một

Rất nhiều người quen dùng từ "cảm cúm" cho mọi dạng ốm liên quan đến đường hô hấp, và sự thực thì không phải thế. Tuy cảm và cúm có những biểu hiện ban đầu khá giống nhau như: hắt hơi, ho, đau họng, sốt... nhưng cúm nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm lạnh.

Theo tiến sĩ Jon Abramson, từ Trung tâm y khoa Baptist, Đại học Wake Forest, Mỹ cho biết cảm lạnh thường đi liền với những triệu chứng nhẹ như chảy nước mũi và ho dạng vừa phải. Người mắc cảm lạnh cũng không bị đau mình mẩy nghiêm trọng vẫn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường.

 

Rất nhiều người quen dùng từ "cảm cúm" cho mọi dạng ốm liên quan đến đường hô hấp, và sự thực thì không phải thế.

Điều này là khác biệt đáng kể với cảm cúm - thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 3. Cảm cúm diễn ra theo dạng dịch, vì thế khi nó xuất hiện trong cộng đồng, sẽ có rất nhiều người cùng mắc. Người bị cảm cúm thường sốt cao trên 39 độ, kéo dài 3-4 ngày kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, chảy nước mũi, đôi khi còn ói mửa và tiêu chảy.

Một điều cần chú ý nữa là trong khi cúm có thể khiến người ta phải vào viện và tử vong, thì cảm lạnh không gây ra mức độ nghiêm trọng như vậy.

2. Chỉ rửa tay với nước là có thể phòng tránh cúm

Để phòng tránh những bệnh do vi rút, vi khuẩn gây nên thì việc tránh xa nguồn bệnh và rửa tay với nước là chưa đủ.

Rửa tay bằng xà phòng làm sạch được nhiều loại vi trùng, virus của những bệnh: cúm, tiêu chảy, viêm gan A, thương hàn, bại liệt, giun, sán, đau mắt đỏ, đau mắt hột; một số bệnh ngoài da, các bệnh đường hô hấp... mà mắt thường không thể thấy được.

 
Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn được cho là liều vắc-xin hiệu quả phòng ngừa cúm.

Tính trên cả bàn tay có khoảng 200 triệu mầm bệnh, với nhiều loại vi khuẩn, nơi nhiều nhất là ở dưới móng tay, vùng da bàn tay. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, bàn tay sẽ là "cầu nối" đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khi dùng bàn tay cầm nắm thức ăn, cho trẻ ăn, bú hay khi chế biến thức ăn...

Rửa tay sạch có thể giúp làm giảm tới 47% nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu chảy, giảm 19-45% nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp. Vì vậy, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn được cho là liều vắc-xin hiệu quả và tiết kiệm nhất.

3. Bệnh cúm không dễ lây lan

Nếu nghĩ như vậy tức là bạn đang quá chủ quan với sức khỏe của bản thân mình và mọi người. Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm. Bạn có thể nhiễm cúm từ không khí hoặc từ những người hắt hơi hay đang ho; hoặc do tiếp xúc với bệnh nhân đang bị cúm, hoặc do sờ, chạm tay vào những vật dụng đang bị lây nhiễm và sau đó mầm bệnh sẽ xâm nhập vào hệ hô hấp của bạn.

 
Bạn có thể nhiễm cúm từ không khí hoặc từ những người hắt hơi hay đang ho...
 
... hoặc do sờ, chạm tay vào những vật dụng đang bị lây nhiễm.

Các nghiên cứu cho thấy rằng khi ho, không khí được đẩy đi với tốc độ bằng tốc độ âm thanh, một hành khách bị cúm có thể lây lan cho 72% hành khách trên một chuyến bay thương mại.

4. Không nên tắm khi bị cúm

Thời điểm cảm cúm, hệ miễn dịch suy yếu, các vi khuẩn xấu, mầm bệnh dễ dàng xâm nhập cơ thể, kéo dài tình trạng bệnh tật. Do đó, dù mệt mỏi, bạn vẫn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt ở những nơi mầm bệnh thường trú ngụ như móng tay, lòng bàn tay, cánh tay, lòng bàn chân, đầu gối… Tắm nhanh với nước ấm dưới vòi hoa sen với xà phòng diệt khuẩn có tác dụng thông mũi, gột sạch cơ thể, tránh sự thâm nhập của cơ thể.

(Nguồn: afamily.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014