Ăn rau thủy sinh: Coi chừng bệnh sán lá ruột!
Cập nhật: 2/2/2013 | 8:12:50 PM
Sán lá ruột có tên khoa học là Fasciolopsiasis gây bệnh cho người, gặp nhiều ở vùng Đông Nam Á và châu Á (Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ... Ở Việt Nam, bệnh sán lá ruột chủ yếu phát hiện ở lợn, người mắc bệnh hầu hết thuộc những vùng có nhiều hồ ao, cây thủy sinh làm thức ăn cho người và gia súc. Mùa mưa lũ, diện tích đồng ruộng bị ngập lụt tăng và các loại rau thủy sinh cũng tăng, nên nguy cơ người dân bị mắc bệnh sán lá ruột càng cao.
Loài sán Fasciolopsis buski (sán lá ruột) dài từ 30 - 70mm, chiều ngang từ 14 - 15mm.Trứng của sán lá ruột là loại trứng lớn trong các loại trứng giun sán, có màu sẫm. Một con sán lá ruột trưởng thành mỗi ngày có thể đẻ tới 2.500 trứng, trứng theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt, ao hồ, đồng ruộng. Khoảng 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, di động, xâm nhập một số loài ốc và chuyển thành bào ấu. Trong con ốc, sau 4 - 7 tuần, bào ấu phát triển nở thành rất nhiều ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời vỏ ốc, sống bám vào một số cây mọc dưới nước như củ ấu, bắp niễng, ngó sen, ngó khoai, rau muống, rau cần, rau rút... phát triển thành nang trùng. Người và lợn ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này sẽ nhiễm bệnh. Trong cơ thể người hoặc lợn, nang trùng sẽ mất vỏ nang ở tá tràng vật chủ, bám vào ruột non để ký sinh và phát triển thành sán trưởng thành. Thời gian từ khi xâm nhập đến khi thành sán trưởng thành khoảng 3 tháng.
Bệnh biểu hiện qua 3 giai đoạn: Khởi phát với các triệu chứng mệt mỏi, giảm sút sức khỏe, thiếu máu. Toàn phát: người bệnh thấy đau bụng, thường đau âm ỉ ở vùng hạ vị, có thể có những cơn đau dữ dội, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thất thường, kéo dài nhiều tuần, phân lỏng, không có máu, nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu, bụng bị trướng, nhất là ở trẻ em. Giai đoạn nặng: ở người bệnh bị nhiễm sán nhiều và không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng với các triệu chứng: phù toàn thân, phù mặt, phù thành bụng, phù chân, tràn dịch ở tim, phổi, cổ trướng, bệnh nhân có thể tử vong do suy kiệt. Chẩn đoán sán lá ruột chủ yếu dựa vào các dấu hiệu: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, phù nề, suy nhược, xét nghiệm phân theo phương pháp trực tiếp hoặc Kato phát hiện sán và trứng sán.
Để điều trị bệnh sán lá ruột, cần được bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng chỉ định dùng thuốc. Cần điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu, kết hợp điều trị hỗ trợ để nâng cao thể trạng bệnh nhân. Thuốc có thể dùng là praziquantel, liều 25mg/kg/ngày, liên tục trong 3 ngày hoặc uống một liều duy nhất 40mg/kg sau khi ăn no.
Phòng bệnh: Cơ bản là diệt ốc, đây là vật chủ bắt buộc của sán lá ruột; thực hiện ăn chín, uống sôi; tuyên truyền người dân không ăn sống các loại rau thủy sinh như rau cần, rau muống, rau rút, rau ngổ... Quản lý phân, không bón trực tiếp phân chuồng, phân bắc vào các cây rau thủy sinh.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Khiếp với rau, củ, quả được “làm đẹp”! (31/1/2013)
- Công dụng phòng bệnh tuyệt vời của nhiều loại thực phẩm (30/1/2013)
- Những nguy cơ ngộ độc hải sản (28/1/2013)
- Những đồ ăn, thức uống dễ gây ngộ độc trong ngày Tết (24/1/2013)
- Mẹo chọn đồ khô an toàn (23/1/2013)
- Phát hiện đáng sợ về phẩm màu xanh trong thực phẩm (23/1/2013)
- Ăn cá biển dễ ngộ độc vì đông lạnh ”chưa tới” (21/1/2013)
- Ăn đồ hộp có an toàn? (20/1/2013)
- Cách chọn mứt tết hạt dưa không hóa chất (19/1/2013)
- Ăn nhiều hải sản có thực sự tốt cho sức khỏe? (19/1/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều