Chế độ ăn có lợi cho bệnh nhân gút
Cập nhật: 30/8/2012 | 4:20:13 PM
Bệnh gút được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng nồng độ acid uric trong máu (quá 7 – 8mg/dL) và khả năng bài xuất giảm đi dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat ở khớp gây viêm khớp, ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi thận… Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát.
Người bệnh gút rất cần một chế độ ăn uống hợp lý nhằm giúp kiểm soát bệnh gút và các bệnh kèm theo dễ hơn. Đồng thời, giúp giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt hậu quả xấu của bệnh…
Nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người bệnh gút: tổng số calo/ngày khoảng 1.600kcal, trong đó chất bột đường: 65 – 70%, chất đạm: 12 – 15%, chất béo: 18 – 20%.
Những thức ăn, đồ uống có lợi cho bệnh nhân gút:
Thức ăn:
- Các loại ngũ cốc: gạo, bún tươi, phở, khoai củ, nui…
- Trái cây: dưa hấu, lê, táo, nho… chứa nhiều nước, sinh tố và hầu như không có nhân purine, rất tốt cho bệnh nhân gút.
- Các loại rau củ giàu chất xơ như cải, bắp cải, khoai tây, dưa leo, củ sắn… giúp làm giảm quá trình hấp thu đạm, giảm thoái hóa biến đạm, giảm sự hình thành acid uric và hầu như không có nhân purine.
Đồ uống:
- Sữa: giàu đạm, nhiều nước nhưng chứa rất ít nhân purine- thích hợp cho bệnh nhân gút cấp tính và mạn tính.
- Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2 – 3 lít/ngày).
- Nên uống nước khoáng không ga (như soda) có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric, hạn chế sự kết tinh urat tại ống thận giảm nguy cơ sỏi thận.
Những thức ăn, đồ uống không có lợi
Thức ăn:
Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purine như:
- Hải sản, các loại thịt có màu đỏ: thịt trâu, bò, dê…
- Phủ tạng động vật: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
- Các loại trứng phát triển thành phôi như trứng vịt lộn.
Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác như:
- Đạm động vật: thịt heo, thịt gà, thịt vịt…
- Cá và các loại hải sản: lươn, cua, ốc, ếch…
- Đạm thực vật như các loại đậu, tuy nhiên cần lưu ý các chế phẩm từ đậu nành: đậu phụ, sữa đậu nành… ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
- Giảm các thực phẩm giàu chất béo no: mỡ, da, phủ tạng động vật, thức ăn chiên, quay, mì gói, thức ăn nhanh.
Kiêng tất cả các loại thực phẩm như: nấm, măng, bạc hà, giá đỗ… làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
Đồ uống:
Tuyệt đối không uống một dạng chất cồn nào: rượu, bia… vì làm giảm bài tiết acid uric qua thận. Hạn chế đồ uống có ga, trà, cà phê.
Giảm các đồ uống chua và giàu vitamin C: nước cam, nước chanh… làm tăng nguy cơ kết tinh urat ở thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
(Nguồn: bacsytructuyen.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Thực phẩm nào giàu axit folic và sắt? (30/8/2012)
- Bà bầu nên ăn gì khi bị ốm nghén? (30/8/2012)
- 3 nhóm bệnh nhân không nên uống sữa hàng ngày (29/8/2012)
- Lợi ích và nguy cơ của việc ăn thịt đỏ (29/8/2012)
- Những loại rau, củ, quả có lợi cho sức khỏe trong mùa thu (28/8/2012)
- ”Hàng độc” chống béo phì (27/8/2012)
- Mách bạn cách lựa chọn thực đơn theo ngày (27/8/2012)
- Thực phẩm giúp tâm trạng con người thăng hoa (26/8/2012)
- Da đẹp và dinh dưỡng (26/8/2012)
- Món tốt cho người bệnh lao (26/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều