Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Lo sợ trước những sản phẩm nhuộm màu xanh đỏ, người dân quay sang chọn các thực phẩm có màu trắng vì cho rằng đó là màu tự nhiên của thực phẩm, có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nhưng sự thật có đúng như vậy?
“Những thứ như chân, đầu, cổ, cánh gà, phủ tạng gia súc ở những nước tiên tiến không ăn, dùng làm phân bón hữu cơ hoặc đem tiêu huỷ. Vậy mà khi nhập lậu về VN, được coi là thực phẩm tại các quán nhậu vỉa hè với cái tên rất kêu: chân gà nướng, nầm bò, nầm dê nướng… Dân nhậu Việt đang tiêu thụ giúp “rác” cho thế giới”.
Viên băng phiến (long não) là chế phẩm thường được cho vào tủ quần áo để đuổi mối mọt, gián, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, loại hóa chất này có thể gây ngộ độc.
Đã có rất nhiều thông tin về đồ gia đụng bằng nhựa có chứa chất độc hại, dường như người tiêu dùng vẫn thờ ơ với sức khỏe của chính mình, điều này thể hiện rõ ở việc các vật dùng bằng nhựa bày bán tràn lan trong chợ, nhất là các chợ phiên ở nông thôn, miền núi, ngoài hè đường vẫn rất được ưa chuộng.
Hiện nay, thói quen sử dụng các loại thức ăn đường phố ngày càng phổ biến, bởi ưu thế tiện lợi, giá thành rẻ. Tuy nhiên, các loại thức ăn này cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và các dịch bệnh liên quan đến thực phẩm rất cao... Do đó, việc quản lý thức ăn đường phố cần tiếp tục đẩy mạnh và chặt chẽ hơn.
Mùa xuân hè rau củ thường nhiều thuốc trừ sâu hơn mùa đông do môi trường rất thích hợp cho sâu bệnh phát triển. Vậy làm thế nào để giảm bớt lượng thuốc trừ sâu lưu trên rau củ?
Theo PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng (TPHCM), dầu nhớt đã qua sử dụng độc hại hơn vì có thêm các tạp chất thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Trong hai tháng đầu năm 2013, qua kiểm tra, Cục Thú y phát hiện có tới 4/5 mẫu thịt gà tại Lạng Sơn và 10/10 mẫu thịt gà tại Quảng Ninh nhiễm kháng sinh sulphadiazine.
Phải nói ngay rằng đây là những loại bệnh rất lạ, mang tên thực phẩm bởi chúng có những đặc tính y chang thực phẩm vừa được tạp chí y học Listverse (LV) của Mỹ cập nhật và khuyến cáo mọi người nên nhận biết nhanh để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Một em bé gái 4 tuổi sau khi ăn kem có chứa nhiều sữa đã lên cơn hen khó thở dữ dội và phải vào cấp cứu trong bệnh viện. Một tháng sau sau khi ăn uống sữa em bé đó lại lên cơn hen nặng kèm theo nổi mề đay khắp cả người và cũng phải nhập viện điều trị hơn một tuần mới hết. Rất nhiều người kể cả bố mẹ cháu bé cũng không biết nguyên nhân tại sao, ngay cả một số nhân viên Y tế cũng không hình dung hết tác hại của bệnh này.